Tại sao bạn lại bị tiêu chảy trong chu kỳ kinh nguyệt
Tiêu chảy khiến bạn khó chịu, nhưng tiêu chảy khi đến chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố làm tử cung co thắt lại và bong tróc lớp niêm mạc cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn. Mặc dù vấn đề này không nghiêm trọng nhưng có một số cách giúp bạn ngăn ngừa tiêu chảy khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tại sao bạn bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt?
Hiện nay chưa có khẳng định xác nào lý do bạn bị tiêu chảy khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết mọi người tin rằng việc này liên quan đến việc bạn gia tăng các hormon trong cơ thể gọi là prostaglandin, được tiết ra trước kỳ kinh của bạn.
Prostaglandin gây ra các cơn co thắt giúp tử cung của bạn làm rụng lớp niêm mạc. Đôi khi, chúng cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột của bạn, có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm tiêu chảy.
Chúng cũng làm giảm tốc độ hấp thụ thức ăn của ruột, khiến thức ăn đi qua ruột già nhanh hơn. Prostaglandin có thể làm tăng bài tiết chất điện giải, có thể dẫn đến tiêu chảy.
Có cách nào để điều trị chứng tiêu chảy khi đến tháng không?
Bạn có thể điều trị tiêu chảy theo chu kỳ giống như cách đối với bất kỳ trường hợp cơn tiêu chảy nào khác.
Trước tiên, hãy bạn đang uống nhiều nước để chống lại sự mất nước do tiêu chảy. Theo nguyên tắc chung, bạn đã uống đủ nước khi bạn thấy nước tiểu có màu vàng nhạt.
Ngoài ra, bạn nên tránh những loại thực phẩm khiến triệu chứng của bạn nặng hơn, bao gồm:
- Chất làm ngọt nhân tạo
- Cafein
- Các sản phẩm từ sữa
- Thức ăn cay
- Thức ăn nhiều đường
Trong một số trường hợp hiếm hoi khác, bạn có thể dùng thuốc chống tiêu chảy (OTC),chẳng hạn như loperamide (Imodium). Bạn cũng có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil), để giúp giảm các cơn co thắt cơ và các triệu chứng khác trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh chu kỳ của bạn và từ đó làm giảm các triệu chứng của kinh nguyệt gây ra.Một số thậm chí bỏ qua tuần uống giả dược để không có kinh. Điều này thường dẫn đến ít đợt tiêu chảy hơn.
Giảm căng thẳng
Ngoài những nguyên nhân trên, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để giảm căng thẳng. Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể làm cho các triệu chứng kinh nguyệt, bao gồm chuột rút và tiêu chảy, tồi tệ hơn.
Đây là một số cách mà bạn có thể bắt đầu để cải thiện triệu chứng:
- Suy nghĩ : Bạn nên dành 10 phút mỗi ngày để thiền, Điều này sẽ khiến bạn tập trung tâm trí suốt cả ngày và đêm, bạn có thể sử dụng một số ứng dụng để thiền.
- Hạn chế sử dụng mạng xã hội. Điều này giúp bạn tập trung và giảm căng thẳng.
- Tập thể dục giải tỏa căng thẳng, ngay cả khi bạn chỉ đi bộ 15 phút mỗi ngày.
Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn trong việc duy trì tâm trạng tốt, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Họ có thể giúp bạn giải quyết các nguồn gốc của căng thẳng.
Cách để không bị tiêu chảy trong chu kỳ kinh nguyệt
Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy khi đến chu kỳ kinh nguyệt, có một số cách giúp bạn hạn chế bị tiêu chảy.
Một vài trước kỳ kinh, bạn nên ăn nhiều chất xơ hơn, chất xơ sẽ hạn chế sự táo bón của bạn.
Các vấn đề về tiêu hóa có liên quan đến kinh nguyệt của bạn không?
Mọi người cũng có thể gặp một loạt vấn đề về tiêu hóa khác trước và trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
- Đầy hơi
- Táo bón
- Đi tiểu thường xuyên hơn
Các triệu chứng của bạn có thể thay đổi mỗi tháng khác nhau. Những thay đổi này do thủ phạm là hormon prostaglandin.
Bạn có nên đi khám bác sĩ không?
Tiêu chảy trước và trong chu kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Nếu nó cản trở các hoạt động bình thường của bạn trong ngày.
Bạn nên hẹn lịch khám với bác sĩ trong các trường hợp:
- Tiêu chảy hoặc các triệu chứng táo bón khác kéo dài hơn 2 ngày.
- Đau hoặc co thắt ở dạ dày hoặc xương chậu khó kiểm soát bằng thuốc không kê đơn.
- Phân có nhiều chất nhầy nhìn thấy được
Đây có thể là triệu chứng của tình trạng tiêu hóa tiềm ẩn trở nên tồi tệ hơn trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thắc mắc về hiện tượng đau bụng kinh
Đau bụng có kinh là một trong các triệu chứng tiền kinh nguyệt khoảng hơn 60% các bạn nữ gặp phải. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh hiện tượng
ĐỌC TIẾPLời khuyên để giúp âm đạo của bạn khỏe mạnh
Muốn có một cơ quan sinh dục khỏe mạnh, bạn nên cần chăm sóc càng ít càng tốt. Sau đây là 7 lời khuyên giúp bạn có âm đạo khỏe
ĐỌC TIẾPĐiều cần biết về việc thân mật khi có kinh
Các bác sĩ đã gỡ rối các sai lầm về quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt và cung cấp mẹo để có trải nghiệm không vui. Sở
ĐỌC TIẾPChu kỳ kinh nguyệt bình thường
Số ngày một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau ở mỗi người. Những tác động khác nhau có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhưng nếu
ĐỌC TIẾP