Thuốc trị đau bụng kinh hiệu quả giải pháp cứu cánh cho chị em
Thuốc trị đau bụng kinh hiệu quả luôn là giải pháp “cứu nguy” cho các bạn gái bị đau bụng kinh dữ dội khi đến kì kinh. Những loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh giúp bạn gái bớt cảm giác khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”. Vậy có những loại thuốc chữa đau bụng kinh nào?
Thuốc trị đau bụng kinh giải pháp cứu cánh cho chị em
- Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát là bởi chất sinh học prostaglandin. Prostaglandin là chất do cơ thể tự tổng hợp và có vai trò rất quan trọng trong điều hòa các hoạt động sinh lý của cơ thể. Phụ nữ đến kì kinh, tử cung tiết prostaglandin gây co thắt tử cung. Hiện tượng co thắt nhiều hơn khi nội mạc tử cung bị bong gây ra chảy máu kinh.
- Đa số phụ nữ sự co thắt không nhiều nên chỉ đau âm ỉ. Nhưng cũng có những phụ nữ chất prostaglandin nhiều hơn và cơ địa nhạy cảm với chất này thì đau dữ dội. Trường hợp đau không thể chịu được phải cần sự cứu cánh của các loại thuốc.
- Thuốc trị đau bụng kinh có nhiều loại. Nhưng nhìn chung đều hoạt tác động vào cơ thể theo 2 cơ chế, cụ thể:
- Trị triệu chứng đau bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung. Nghĩa là làm giảm co thắt dẫn đến giảm đau.
- Trị ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin bên trong cơ thể.
Thuốc trị đau bụng kinh bao gồm các loại sau
Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ
Thuốc chống co thắt hướng cơ
Thuốc ức chế prostaglandin
Một số loại thuốc hỗ trợ khác
Cách dùng một số loại thuốc trị đau bụng kinh cụ thể
Khi sử dụng thuốc trị đau bụng kinh, tùy loại mà có cách sử dụng không hề giống nhau. Chị em cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc (chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ..). Cần thận trọng lúc dùng để thực hiện đúng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
Cataflam
Cataflam thực chất là muối natri của diclofena và không chứa steroid. Thuốc này được dùng giảm các cơn đau chung trong đó có đau bụng kinh. Đây là dạng thuốc trị đau bụng kinh uống theo viên nén.
Liều dùng
Tùy theo từng người mà sử dụng liều lượng khác nhau thông thường là 50-100mg. Có thể dùng liều khởi đầu là 50-100mg. Trong một số trường hợp có thể tăng lên 200mg/ngày nếu cần thiết. Nên sử dụng ngay sau khi có triệu chứng đau bụng đầu tiên. Tùy thuộc vào các triệu chứng sau đó mà quyết định xem có nên sử dụng thuốc nữa hay không.
Sử dụng thuốc thì cần lưu ý:
- Không nên dùng liều lượng cao và trong thời gian dài. Vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như gia tăng men gan, loét đường tiêu hóa, làm giảm chức năng thận…
- Cataflam chỉ dùng cho người từ 16 tuổi trở lên.
- Thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau vùng thượng vị nhưng thường nhẹ và tự mất đi.
- Các chị em cần chú ý tránh dùng Cataflam với các loại thuốc chống viêm không steroid khác. Như aspirin hay thuốc chống đông máu như heparin, ticlopidin…
- Những người không nên dùng: người bị bệnh hen, người viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan thận nặng…
Mefenamic acid
Đây cũng là một loại thuốc trị đau bụng kinh nguyệt giúp giảm đau không có steroid được nhiều chị em sử dụng. Thuốc 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn và mỗi lần uống với liều 1,5g.
Chú ý khi sử dụng thuốc:
- Mefenamic acid không nên dùng quá 7 ngày. Và cũng chỉ dùng được cho người từ 16 tuổi trở lên.
- Thuốc có gây ra một số tác dụng phụ. Như chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, giảm tiểu cầu, mẩn ngứa…
- Ngoài ra có một trường hợp còn có thể bị thiếu máu tan huyết.
- Những người không nên sử dụng thuốc: Viêm loét dạ dày, người bị hen, phụ nữ có thai, những người mẫn cảm với thành phần của thuốc…
Hyoscinum
Đây là loại thuốc chữa đau bụng kinh nguyệt nhằm chống co thắt có tác dụng gây giãn cơ. Cơ chế của thuốc là làm liệt khả năng giao cảm. Nên được sử dụng khi bị đau co thắt trong đó có đau bụng kinh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau bụng kinh Hyoscinum:
- Khi dùng Hyoscinum có thể sẽ gây khô miệng, bí tiểu tiện, tim đập nhanh.
- Một số trường hợp chị em bị dị ứng da nhẹ.
- Không dùng Hyoscinum cho người glaucom. Những người hẹp môn vị, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến.
Alverine
Alverine là thuốc trị đau bụng kinh hiệu quả, cũng có tác dụng là chống co thắt có tác dụng hướng cơ. Cơ chế của thuốc là phá hủy sự co thắt sinh ra do acetylcholine. Thuốc dùng giảm đau trong các trường hợp đau co thắt trong đó có đau bụng kinh.
Chị em dùng 1-3 viên mỗi ngày. Uống chia làm 3 lần. Những người có huyết áp thấp không nên dùng Alverine.
Mofen 400mg
Lưu ý:
- Thuốc trị đau bụng kinh mofen tuyệt đối không dùng chung với các loại thuốc chống đông máu và thuốc lợi tiểu.
- Chống chỉ định với người bị loét dạ dày, có thai, lupus ban đỏ hệ thống, suy thận, gan, HA cao,…
- Không nên dùng nhiều vì nếu dùng nhiều thuốc. Nếu lạm dụng nhiều có thể gây suy giảm trí nhớ, nổi ngứa, mề đay, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn…
Một số loại thuốc trị đau bụng kinh hiệu quả theo Đông y
Ngoài ra bạn có thể tham khảo 1 số bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng Đông y như dưới đây:
Bài 1
– Nguyên liệu: Ðỗ đen 30g, hoa hồng 6g, đường đỏ
– Cách chế biến: Ðỗ đen vo sạch và rang thơm rồi cho vào nồi cùng hoa hồng. Đổ khoảng 500ml nước, đun đỗ chín nhừ. Lấy nước cho thêm đường đỏ và uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 20ml. Cần uống đều đặn trong 3 ngày trước kỳ kinh. Đây vừa là món ăn tốt cho sức khỏe nữ giới. Đồng thời là bài thuốc trị đau bụng kinh nguyệt hữu hiệu dễ áp dụng.
Bài 2
– Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, ngải cứu tươi 50g, đường đỏ.
– Cách chế biến: Vo gạo sạch, rửa sạch ngải cứu, thái nhỏ cho vào nồi đổ nước xấp. Ninh khoảng 30 phút, sau đó lấy nước đó cho vào nấu cháo. Lúc chín thêm đường đỏ và ăn nóng. Một ngày ăn vài lần, trước kỳ kinh 3 – 5 ngày.
Bài 3
– Nguyên liệu: Đại táo 30g, xuyên tiêu10g, can khương 30g.
– Cách chế biến: Đại taos, can khương thái lát, ngâm trong nước 15-20 phút. Sau đó, đổ 500ml nước vào đun sôi, cho xuyên tiêu vào và đun tiếp trong 10 phút. Cuối cùng bắc ra lấy nước uống, chia 2 lần/ngày.
Bài 4
– Nguyên liệu: Lấy 15g Gừng tươi, trứng gà 2 quả, lá ngải cứu chọn lá bánh tẻ 9g.
– Cách chế biến: Ngải cứu rửa thái nhỏ, gừng tươi đập giập, cho 300ml nước, trưng luộc chín để 5 phút. Mỗi ngày ăn 1 lần, trước kỳ kinh 3 ngày.
Bài 5
– Nguyên liệu: Ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, thanh bì 6g, hương phụ 8g, sa nhân 6g, ô dược 8g.
– Cách chế biến: Rửa sạch cho vào ấm, đổ 500ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trước kỳ hành kinh khoảng 3 ngày.
Kết luận
Trên đây, các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám phụ khoa Đông phương đã chia sẻ một số loại thuốc chữa đau bụng kinh cả Tây y và Đông y hi vọng chị em có thể tham khảo. Để biết chi tiết về thuốc trị đau bụng kinh và một số bệnh phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, viêm âm hộ,… Bạn có thể liên hệ đến số 0986998497 hoặc đến tại Phòng khám đa khoa Đông phương số 497 Quang Trung – Hà Đông- Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ tết.
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị ngứa vùng kín nữ phải làm sao?
Một số trường hợp khi bị ngứa vùng kín nữ là do không chú ý vệ sinh. Ngoài ra một số trường hợp khác là do nhiễm vi khuẩn. Bất
ĐỌC TIẾPĐau bụng kinh ra máu màu đen là bị làm sao?
Đau bụng kinh ra máu màu đen là dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh ở nữ. Đây là dấu hiệu cảnh báo nữ có nguy cơ mắc các bệnh
ĐỌC TIẾPThuốc giảm đau bụng kinh cataflam có tốt không?
Thuốc giảm đau bụng kinh cataflam có tốt không? Đau bụng kinh là hiện tượng nữ giới thường gặp. Có người đau ít và chỉ đau trong vài giờ không
ĐỌC TIẾPLạm dụng thuốc tránh thai trị đau bụng kinh có tốt không?
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng nữ giới sử dụng thuốc tránh thai sẽ ít bị đau bụng kinh
ĐỌC TIẾP