Nội tiết tố và thay đổi tâm trạng
Hormone chịu trách nhiệm cho vô số chức năng cơ thể và chúng ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả tâm trạng của chúng ta. Vì chu kỳ kinh nguyệt có rất nhiều quá trình nội tiết khác nhau xảy ra trong cơ thể, nên hầu hết phụ nữ đều gặp phải các triệu chứng liên quan đến cảm xúc.
Các triệu chứng
Lo lắng, cáu gắt, đau nửa đầu, thiếu ham muốn về tình dục và nói chung là hành vi không thể đoán trước.
Giờ đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ thể phụ nữ và các chu kỳ của nó và có thể phân tích sự thay đổi tâm trạng từ góc nhìn nội tiết tố.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về estrogen, progesterone và testosterone. Hai loại đầu được coi là nội tiết tố nữ, trong khi loại thứ ba được coi là nội tiết tố nam. Tuy nhiên, cả nam và nữ đều sản xuất ba loại hormone này ở mức độ nhất định.
Estrogen
Estrogen- hormone sinh dục nữ- đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ. Hầu hết estrogen của phụ nữ được sản xuất trong buồng trứng, nhưng nó cũng được tạo ra ở tuyến thượng thận và trong các tế bào mỡ một lượng nhỏ. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sản xuất estrogen.
Mức độ và sự phát triển của estrogen khác nhau trong mỗi giai đoạn của cuộc đời- dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh. Khi bắt đầu dậy thì, estrogen đóng một vai trò trong sự phát triển đặc điểm giới tính của phụ nữ, chẳng hạn như ngực, hông rộng hơn, cũng như lông mu và lông nách.
Nhưng nó không dừng lại ở đó, estrogen còn giúp:
- Giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong thời gian đầu của chu kỳ.
- Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ giảm mạnh gây ra kinh nguyệt.
- Nếu trứng được thụ tinh, nó sẽ hoạt động với progesterone để ngăn ngừa sự rụng trứng trong thời kỳ mang thai
Estrogen cũng kiểm soát quá trình tiết sữa và thay đổi khác ở ngực, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương và quá trình đông máu. Hormone này duy trì độ dày của thành âm đạo và điều chỉnh sự bôi trơn âm đạo.
Estrogen là một hormone khá quan trọng đối với cơ thể.
Progesterone
Progesterone là một loại hormon thuộc loại steroid thuộc một nhóm hormon được gọi là Progestogen. Progesterone là một loại progestogen chính trong cơ thể con người/ Tác dụng của nó được khuếch đại bởi sự hiện diện của estrogen.
Hoàng thể của trứng là nơi sản xuất Progesterone chính, nhưng nó cũng được sản xuất một số lượng ít bởi buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai( trong thời kỳ mang thai).
Progesterone đóng nhiều vai trò, nhưng chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vai trò của chúng trong hệ thống sinh sản.
Progesterone và khả năng mang thai
Trong trường hợp trứng đã phóng thích được thụ tinh, Progesterone ngăn chặn các cơn co cơ thắt trong tử cung, điều này có thể khiến trứng không thể làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng có thể sẽ bị phá vỡ, làm giảm nồng độ progesterone trong cơ thể và một chu kỳ kinh nguyệt khác bắt đầu.
Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của thai nhi
- Chuẩn bị niêm mạc tử cung cho phép trứng thụ tinh và làm tổ
- Kích thích các tuyến và sự phát triển của các mạch máu trong nội mạc tử cung để cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi
- Giúp bảo vệ nội mạc tử cung trong suốt thai kỳ
- Hỗ trợ sự phát triển của nhau thai
Khi nhau thai phát triển, nó sẽ trở thành nguồn cung cấp progesterone ( nguồn cung cấp chính là hoàng thể). Điều này khiến cho cơ thể bà bầu duy trì nồng độ progesterone tăng cao trong suốt thai kỳ, điều này ngăn không cho trứng chín và giúp cho vú chuẩn bị sản xuất sữa.
Cả mức estrogen và progesterone đều giảm đáng kể trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đây được cho là nguyên nhân của nhiều triệu chứng mãn kinh phổ biến. Vì vậy phụ nữ trải qua giai đoạn thay đổi thường được chỉ định liệu pháp thay thế hormone để điều trị các triệu chứng của họ. Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện một cách thận trọng vì có thể có tác dụng phụ.
Testosterone
Testosterone là một hormone sinh dục chính và một steroid đồng hóa. Nó được sản xuất bởi tuyến sinh dục- tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở phụ nữ. Các tuyến thượng thận cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone ở cả nam và nữ. Nồng độ testosterone tăng trong thời kỳ thanh thiếu niên và giảm xuống trong những giai đoạn sau ở cả nam và nữ.
Testosterone và một androgen, có nghĩa là nó kích thích sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp ở nam giới:
- Phát triển cơ bắp
- Tăng khối lượng xương
- Mọc tóc
- Thay đổi giọng nói
- Tăng kích thước dương vật, tinh hoàn và tuyến tiền liệt
- Thay đổi hành vi,chẳng hạn như sự tự tin, chấp nhận rủi ro, hung hăng và ham muốn tình dục
Testosterone ở phụ nữ được tìm thấy 5-10% Testosterone ở nam giới. Ở phụ nữ, Testosterone hoạt động kết hợp với estrogen để giúp sửa chữa, tăng trưởng và duy trì khối lượng của mô và xương.
Vì vậy, tại sao tâm trạng thay đổi?
Các lý thuyết hiện tại chỉ ra rằng sự giao động nội tiết tố xuất hiện trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi tâm trạng. Trong giai đoạn phóng noãn, cơ thể phụ nữ giải phóng một quả trứng, điều này gây ra sự sụt giảm estrogen và progesterone có thể gây ra các triệu chứng về cả thể chất và cảm xúc.
Những thay đổi về Estrogen và progesterone ảnh hưởng đến mức độ serotonin. Serotonin vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền xung thần kinh. Nó giúp điều chỉnh tâm trạng, chu kỳ giấc ngủ, sự thèm ăn và hoạt động tiêu hóa của bạn.
Mức serotonin thấp có liên quan đến cảm giác buồn bã và cáu kỉnh, khó ngủ và thèm ăn bất thường. Đây là tất cả các triệu chứng phổ biến của “ Hội chứng tiền kinh nguyệt”, hoặc PMS.
Khoảng 95% serotonin trong não được cho là một trong những hormone quan trọng nhất điều chỉnh tâm trạng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là vai trò của serotonin trong việc ngăn ngừa và gây ra các triệu chứng của PMS, đặc biệt là các triệu chứng vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Làm thế nào để đối phó với tâm trạng bất thường?
Hệ thống của nội tiết tố rất phức tạp. Các hormone thường hoạt động kết hợp để điều chỉnh các hệ thống phức tạp trên cơ thể của chúng ta. Do đó, bác sĩ không thể kê một đơn thuốc thần kỳ để cải thiện tâm trạng của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang trải qua những thay đổi tâm trạng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Hãy ghi nhận tâm trạng để bạn có thể theo dõi cảm giác của mình qua các giai đoạn khác nhau. PMS sẽ diễn ra nhịp nhàng, theo chu kỳ.
Hãy lưu ý khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Buồn bã hoặc những thay đổi đột ngột, không giải thích được trong tâm trạng của bạn
- Khóc lóc hoặc cáu kỉnh
- Ngủ kém hoặc ngủ quá nhiều
- Khó tập trung hoặc thiếu quan tâm đến các hoạt động hàng ngày của bạn
- Mệt mỏi hoặc năng lượng thấp
Tùy thuộc vào tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ sử dụng thuốc tránh thai bằng nội tiết tố để làm giảm các triệu chứng của PMS. Đối với một số người chúng có thể giúp làm giảm một số các triệu chứng cảm xúc, bao gồm cả tâm trạng thất thường.
Đối với những người khác, biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể khiến tâm trạng thay đổi tồi tệ hơn. Bạn có thể thử nhiều loại biện pháp tránh thai khác nhau trước khi tìm được loại phù hợp với mình.
Một số yếu tố lối sống dường như cũng đóng một số vai trò trong các triệu chứng của PMS:
- Tập thể dục: Hoạt động ít nhất 30 phút( hoặc nhiều hơn) mỗi ngày. Ngay cả việc đi bộ hàng ngày quanh khu phố của bạn cũng có thể giúp giảm bớt cảm giác buồn bã, cáu kỉnh và lo lắng.
- Dinh dưỡng: Chống lại cơn thèm ăn đồ ăn vặt. Đường, chất béo và muối đều có thể tàn phá tâm trạng của bạn. Bạn không nhất thiết phải loại bỏ chúng hoàn toàn nhưng hãy cố gắng cân bằng chúng với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa lượng đường trong máu giảm đột ngột khiến bạn cáu kỉnh.
- Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy khi bạn bổ sung canxi giúp giảm các cảm giác buồn bã, khó chịu là lo lắng liên quan đến PMS. Nhiều loại thực phẩm là nguồn cung cấp canxi dồi dào bao gồm sữa, phomai, rau lá xanh, nước cam bổ sung và ngũ cốc. Bạn cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung dồi dào có chứa canxi. Thay đổi chế độ ăn uống sẽ không có tác dụng tức thì. Ăn ngon và chấp nhận bản thân.
- Ngủ đi ! Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ. Cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ mỗi đêm, đặc biệt là một hoặc hai tuần trước kỳ kinh. Và hãy nhớ- để ngủ ngon, bạn cần phải ra ngoài một giờ mỗi ngày! Melatonin – hormone ngủ- chỉ tạo ra khi giác mạc của bạn tiếp xúc với ánh mặt trời. Nếu mức melatonin của bạn không đủ cao, giấc ngủ của bạn sẽ rất hời hợt, và bạn không cảm thấy được nghỉ ngơi khi thức dậy.
- Căng thẳng. Căng thẳng không được kiểm soát có thể khiến tâm trạng của bạn thay đổi tồi tệ hơn. Sử dụng các bài tập thở sâu, thiền hoặc yoga để làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn, đặc biệt là khi bạn đang có các triệu chứng của PMS.
Tính cách thay đổi thất thường và tính cách sáng tạo
Một số phụ nữ học cách yêu thích sự thay đổi tâm trạng của họ và sử dụng thời gian nội tâm để tham gia các hoạt động sáng tạo.
Không ai trong chúng ta lúc nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúng ta đi chệch hướng theo nhiều cách. Nếu không như ý, bạn có thể gạt tình cảm sang một bên trong một thời gian, nhưng về lâu dài, bạn sẽ rất vui nếu dành một thời gian xem xét điều gì đang ảnh hưởng đến mình và điều gì có thể giúp bạn trở lại như cũ. Nó luôn là một công việc bên trong cơ thể và tâm trí chúng ta. Nó đúng với tất cả chúng ta và điều đó không sao cả.
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc đau bụng kinh fenaflam có hiệu quả không?
Thuốc đau bụng kinh fenaflam? Những cơn đau bụng kinh dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của nữ trong kỳ kinh. Trường hợp bất đắc
ĐỌC TIẾPCách điều trị đau bụng kinh bằng vitamin E
Có rất nhiều cách điều trị đau bụng kinh như sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh như thuốc Tây, thuốc Đông y, bằng thảo dược, bằng các biện pháp
ĐỌC TIẾPChế độ ăn uống và chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chú ý việc sử dụng chất dinh dưỡng có thể giúp bạn có chu kỳ
ĐỌC TIẾPĐau bụng kinh nguyên phát là như thế nào?
Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng đau bụng kinh thường gặp ở bạn gái mới thấy kinh, chị em dưới tuổi 25 chưa từng quan hệ tình dục
ĐỌC TIẾP