Sự thật về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh liên quan đến đường tiết niệu thường gặp nhất hiện nay có thể làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Và có thể bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Hệ tiết niệu bao gồm:
- Hai quả thận
- Hai niệu quản
- Bàng quang
- Niệu đạo
Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu.
Niệu quản là hai ống dài khoảng 30cm nối giữa thận và bàng quang.
Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản được dự trữ ở bàng quang.
Cuối mỗi niệu quản đều có một van một chiều giúp lượng nước tiểu không bị đẩy ngược trở lại thận.
Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gửi thông điệp đến não bộ gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra khỏi niệu đạo.
Trong điều kiện bình thường, nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Khi có sự xuất hiện của vi khuẩn trong nước tiểu, là bằng chứng của việc viêm đường tiết niệu , hay còn được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Vậy viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng một trong các bộ phận của hệ bài tiết do vi khuẩn gây ra.
Vậy viêm đường tiết niệu có những dạng cụ thể như thế nào?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng vô cùng phổ biến trong cộng đồng dân cư.
Phân loại theo vị trí giải phẫu, người ta chia ra:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu cao: Nhiễm khuẩn từ niệu quản trở lên, đến bể thận và thận.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp: Bàng quang, niệu đạo, đối với nam thì có thể là cả tiền liệt tuyến.
Và cũng có thể người ta chia theo thể là:
- Cấp tính
- Mãn tính
Chia theo mức độ:
- không biến chứng : Xảy ra ở mức độ nhẹ chỉ xảy ra ở bàng quang, niệu đạo
- Viêm đường tiết niệu có biến chứng: Trường hợp nặng, khi nhiễm trùng lên niệu quản, bể thận, có thể gây ra các biến chứng nặng
Vậy viêm đường tiết niệu có những nguyên nhân như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó người ta chia ra theo các dạng như sau:
- Hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn ngược dòng. Do sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài: Từ cơ quan sinh dục ngoài, xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang, có thể lan lên thận và bể thận.
- Nhiễm khuẩn đi theo đường máu đến gây nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu. Đối với thể này, thường khi gặp thì bệnh đã rất là nặng. Vì khi vi khuẩn đã xâm nhập vào máu rồi, sẽ gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác.
- Nhiễm khuẩn từ hệ bạch huyết.
- Nhiễm khuẩn trực tiếp tại chỗ.
VD: Người bệnh bị áp- xe ruột thừa, khối viêm gần đường tiết niệu nó cũng có thể gây ra viêm đường tiết niệu.
- Đặt ống xông đường tiết niệu.
Vậy, những nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này? Có phải là nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới không?
Một số nhóm bệnh nhân dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu:
- Phụ nữ có thai: Trong thời kỳ mang thai, khi thai phát triển chèn ép vào đường niệu quản.
Ứ trệ sự tống suất của nước tiểu ra ngoài.
- Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, hoặc bệnh nhân đang phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.
- Bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não phải nằm tại chỗ kéo dài dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn đường niệu.
- Đối với phụ nữ, do cấu trúc giải phẫu của người phụ nữ, đường tiết niệu và hậu môn trực tràng rất gần nhau, dẫn đến vi khuẩn theo con đường xâm nhập ngược dòng gây viêm đường tiết niệu.
Bệnh viêm đường tiết niệu có nhiều dạng khác nhau, vậy đâu là triệu chứng, biểu hiện chung của bệnh lý này?
- Nhẹ: Biểu hiện nhẹ nhàng. Tuy nhiên vẫn có những biểu hiện, triệu chứng rầm rộ.
- Triệu chứng toàn thân: Biểu hiện một hội chứng của bệnh nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ có tình trạng:
Mệt mỏi, sốt cao, rét run thành từng cơn, cơ thể hôi.
Đau bụng, đau sườn cột sống phía sau lưng với mức độ đau thường là đau âm ỉ, cảm giác tức lặng vùng hông lưng.
Nếu đau ở vùng hạ vị dưới rốn thì có thể là bị đau bàng quang.
Tiểu buốt, tiểu rắt làm cho bệnh nhân mót tiểu, phải tiểu liên tục.
Nước tiểu đục
Phương pháp điều trị
Căn cứ theo mức độ bệnh để Bác sĩ đưa ra những hướng dẫn cũng như phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh khác nhau.
- Nếu bệnh nhẹ, sau khi thăm khám Bác sĩ sẽ cho đơn thuốc.
- Trường hợp mức độ nặng, biểu hiện lâm sàng rầm rộ sốt cao. Thường do các nguyên nhân cụ thể như: Các bất thường, sỏi u. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện nội trú để điều trị.
Để điều trị viêm đường tiết niệu phải dùng kháng sinh, đối với nhiễm khuẩn nhẹ thì có thể dùng đường uống. Nhưng trong các trường hợp nặng thì Bác sĩ phải dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Ngoài ra, cần phải bù dịch cho bệnh nhân, đảm bảo dinh dưỡng các chất điện giải, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh bằng cách bổ sung các chất khoáng và vitamin. Cùng với đó có thể dùng các thuốc sát khuẩn đường niệu để phối hợp thêm.
Điều quan trọng nhất nữa là khảo sát để tìm nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu để điều trị.
Như vậy, điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cũng không quá phức tạp.
Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng như thế nào?
- Biến chứng cấp tính: Dẫn đến các tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. VD: Nhiễm khuẩn huyết, sốt nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan, khi rơi vào các bệnh cảnh này, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sẽ rất cao. Ngoài ra, các biến chứng có thể dẫn đến là áp – xe thận.
- Biến chứng mãn tính: Viêm nhiễm kéo dài dẫn đến chiết hẹp các đường niệu quản, niệu đạo, các biến chứng gây suy thận thì thường ít gặp hơn.
Ngoài việc điều trị nội khoa, thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng giúp người bị viêm đường tiết niệu hồi phục nhanh hơn. Sau đây là các loại đồ uống có tính lợi khuẩn, diệt khuẩn rất tốt cho người bị viêm đường tiết niệu.
- Nước: Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước, và các loại nước ép trái cây như chanh leo, cà rốt, dâu tây, việt quất -> Giúp làm loãng nước tiểu, diệt khuẩn rất tốt cho người bị viêm đường tiết niệu.
- Baking Soda: Đây là một loại đồ uống rất tốt, trong hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, giúp trung hòa axit trong nước tiểu, giảm cảm giác đau rát.
- Rau của quả: Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, chất xơ nhằm tăng cường thể lực cho cơ thể, nhất là cần tây, dưa hấu, lê, nho, ngô, bí xanh,…
- Các loại ngũ cốc như ngô, đậu xanh, hành khô giúp làm giảm triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp.
- Gừng, tỏi: Có hoạt chất kháng sinh tự nhiên, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Câu hỏi của bệnh nhân: Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được chính xác bệnh viêm đường tiết niệu không?
Câu hỏi của bệnh nhân: Dùng lá trà xanh và lá trầu không để chữa bệnh viêm đường tiết niệu có được không?
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm đường tiết niệu thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều người,
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sự thật về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh liên quan đến đường tiết niệu thường gặp nhất hiện nay có thể làm suy giảm chất lượng sống của người
ĐỌC TIẾP