Đau bụng kinh như thế nào có nên chịu đựng không?
Đau bụng kinh như thế nào? Khi bị đau bụng kinh có nên chịu đựng hay cần sử dụng thuốc? Đây là băn khoăn của rất nhiều bạn gái trong độ tuổi dậy thì? Đau bụng kinh là hiện tượng hầu như bạn gái nào cũng đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời có người bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ từ khi mới có kinh đến khi mãn kinh. Vậy đau bụng kinh như thế nào?
Bị đau bụng kinh như thế nào?
Bị đau bụng kinh như thế nào? Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, đau bắt đầu từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi và khắp bụng, đôi khi thấy đau đầu, cương và đau ngực. Đau bụng kinh ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động của nữ giới. Đa phần các bạn gái thường chịu đựng mà ít khi đi khám hoặc dùng thuốc chữa đau bụng kinh.
Đau bụng kinh chia làm 2 loại
Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng kinh vô căn) là hiện tượng đau bụng kinh của một chu kỳ có phóng noãn, khi khám không thấy nguyên nhân thực thể nào. Đau bụng kinh dạng này thường xuất hiện ngay từ khi có kinh lần đầu, đó có thể là do căn thẳng khi lần đầu thấy kinh hoặc bị ảnh hưởng bởi chứng đau bụng kinh của người xung quanh, trong những năm sau đau bụng kinh có thể nặng hơn. Phần lớn nữ giới bị đau bụng kinh vô căn, nhất là nữ giới dưới 30 tuổi.
Đau bụng kinh nguyên phát có biểu hiện đau trằn bụng dưới, đau âm ỉ, hoặc đau kiểu co rút, lan ra sau lưng hay trong đùi. Đau thường xuất hiện trước khi có kinh vài giờ hoặc khi mới thấy kinh, kéo dài 1-2 ngày, và có thể kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn, đau đầu,…
Cơ chế đau bụng kinh vô căn được giải thích như sau: Do những tế bào nội mạc tử cung tiết ra chất prostaglandin và các chất chống viêm khác. Vào thời điểm cuối chu kì kinh, nồng độ hormone sinh dục thay đổi nên prostaglandin tiết ra nhiều hơn. Người ta thấy rằng, những phụ nữ bị đau bụng kinh nguyệt là người có nồng độ prostaglandin cao hơn bình thường. Prostaglandin gây co thắt tử cung. Tử cung co thắt khiến các mạch máu tử cung bị siết chặt làm các tổ chức thiếu oxy vì không đủ máu nuôi, lớp nội mạc bị hoại tử và bong tróc ra. Như vậy đau bụng kinh nguyên phát là do cơn co thắt tử cung và do thiếu oxy. Ngoài đau bụng, chất prostaglandin còn gây ra triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.
Trong đau bụng kinh nguyên phát, khi đi khám phụ khoa sẽ không phát hiện một dấu hiệu đặc biệt nào.
Đau bụng kinh thứ phát: Là đau bụng kinh do có nguyên nhân cụ thể có thể là do bệnh lý. Triệu chứng đau bụng kinh thứ phát dữ dội hơn nguyên phát, đau dài hơn thường xuất hiện trước khi có kinh có khi cả tuần, đau dài hơn cho đến khi sạch kinh, có thể đau vào các thời điểm khác nhau trong tháng. Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện sau nhiều năm có kinh mà trước đó không bị đau ở độ tuổi 30-40.
Các nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát thường là do lạc nội mạc tử cung, triệu chứng viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, đặt vòng tránh thai, u hoặc u nang buồng trứng.
Cơ chế đau bụng kinh thứ phát tùy theo bệnh lý mà khác nhau. Một phần trong cơ chế đau cũng là do prostaglandin.
Để chẩn đoán chính xác bệnh lý gây đau bụng kinh thứ phát, chị em cần tới phòng khám phụ khoa tiến hành các thủ thuật như: siêu âm, soi buồng tử cung, soi ổ bụng, chụp cộng hưởng từ MRI…
Đau bụng kinh có nên chịu đựng?
Ở trên chúng tôi đã giải thích đau bụng kinh như thế nào. Vậy khi bị đau bụng kinh có nên chịu đựng?
Với những bạn gái mới có kinh lần đầu người lớn nên giải thích cặn kẽ đau bụng kinh như thế nào để các bạn hiểu rằng đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường không phải là bệnh và có biện pháp vệ sinh cá nhân trong những ngày này. Nếu đau bụng quá không thể chịu được các bạn gái có thể sử dụng một số cách chữa đau bụng kinh hiệu quả như:
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không có steroid như: ibuprofen, ketoprofen, naproxen… Thuốc này giúp ức chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm các cơn co thắt tử cung, giảm lượng máu kinh. Bạn gái nên uống trước hoặc ngay khi mới thấy thấy kinh, uống khoảng 2 – 3 ngày. Đối với phụ nữ bị đau dạ dày hay tá tràng có thể sử dụng loại kháng viêm không có steroid ức chế COX-2 như meloxicam 7,5mg, uống 1 lần/ ngày.
- Đối thống kinh ở mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường, không có công dụng ức chế prostaglandin như paracetamol (viên 500mg). Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Phụ nữ cũng có thể dùng thuốc tránh thai để giảm đau, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần phải khám phụ khoa và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Cơ chế tác dụng của thuốc đó là ức chế rụng trứng và giảm nồng độ prostaglandin, từ đó làm giảm co thắt tử cung, giảm đau.
- Một số loại thuốc thảo dược được chế biến sẵn dạng viên như viên ích mẫu cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị đau bụng kinh. Đây là thuốc sản xuất trong nước, giá rẻ, sử dụng tiện lợi. Viên ích mẫu với thành phần chính là 3 loại thảo dược: ích mẫu, hương phụ, và ngải cứu và một số thành phần khác. Thuốc trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh, khí hư, giúp phục hồi tử cung sau khi sinh, lưu thông khí huyết, da dẻ mịn màng, tươi mát. Uống 1 – 2 viên mỗi lần, ngày uống 3 lần. Để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên uống trước khi hành kinh 2 – 3 ngày
- Đối với đau bụng kinh thứ phát, thì phải tùy theo nguyên nhân thực thể mà có cách trị đau bụng khi có kinh phù hợp.
Một số biện pháp hỗ trợ giúp làm giảm đau bụng kinh như:
- Nước nóng làm tử cung giảm co thắt nên bạn cần tắm rửa bằng nước nóng cũng có thể giảm đau. Một cách giảm đau khác là chườm nóng vùng bụng dưới.
- Massege vùng bụng dưới hoặc lưng, ấn huyệt… đều có tác dụng giảm đau.
- Tập thể dục hàng ngày làm giảm nồng độ estrogen (một hormone sinh dục nữ). Các bài tập aerobic, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng. Tập thể dục như vậy có tác dụng ức chế prostaglandin và tăng phóng thích morphin nội sinh giúp giảm đau. Nếu thấy mệt mỏi trong ngày đèn đỏ thì nên nghỉ ngơi hợp lí.
- Ăn uống đầy đủ, ít thịt và chất béo, nên bổ sung các khoáng chất như mg, kẽm, acid béo omega-3, vitamin B1 (100mg/ngày), vitamin E (400UI/ngày), vitamin B6 (200mg/ngày). Vitamin E uống 2 ngày trước khi có kinh và 3 ngày sau khi có kinh, tuy nhiên chú ý là vitamin E có thể khiến rong kinh kéo dài.
- Tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu vì rượu làm đau kéo dài, không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.
Ở trên các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương đã chia sẻ với bạn chủ đề đau bụng kinh như thế nào? để biết thêm thông tin về đau bụng kinh và một số bệnh phụ khoa khác bạn có thể liên hệ số hoặc đến phòng khám tại địa chỉ 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ tết.
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị đau bụng kinh nên ăn gì?
Bị đau bụng kinh là hiện tượng mà 80% nữ giới mắc phải. Đối những bạn gái hay bị đau bụng kinh ở mức độ nặng thì trải qua những
ĐỌC TIẾPRối loạn kinh nguyệt liên quan đến u xơ tử cung
U xơ tử cung là những khối xơ phát triển ở bên trong tử cung, ở bề mặt ngoài của tử cung, trong thành tử cung hoặc thậm chí bên
ĐỌC TIẾPCách chữa bệnh đau bụng kinh chỉ bằng massage bụng
Nhiều bạn gái thường có thói quen đấm lưng để giảm đau khi bị đau bụng king. Tuy nhiên, trên thực tế việc đấm lưng sẽ khiến khoang chậu, bị
ĐỌC TIẾPĐau bụng kinh thứ phát là gì?
Đau bụng kinh gồm 2 dạng đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Hiện tượng đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng không ít chị
ĐỌC TIẾP