Khi bị đau bụng kinh có nên uống trà gừng không?
Rắc rối lớn nhất mà nữ thường gặp hàng tháng của nữ là bị đau bụng trong kỳ kinh. Vậy khi bị đau bụng chị em có nên uống trà gừng không? Nhiều chị em vẫn thắc mắc vấn đề này. Dưới đây là giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Đông Phương.
Thành phần và tác dụng của gừng đối với con người
Trong cuộc sống, gừng được coi là một trong những vật dụng luôn cần sẵn có trong tủ bếp của từng gia đình. Không chỉ là thực phẩm thiết yếu đối với bà nội trợ. Gừng còn có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người.
Khẳng định gừng có nhiều lợi ích và công dụng là do trong thành phần của gừng có rất nhiều các loại khoáng chất, vitamin thiết yếu đối với cơ thể. Cụ thể như: Vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9), các axit pantothenic, axit axetic, beta-carotene, capsaicin. Cùng nhiều hợp chất quan trọng khác như: avonoid, panadol, terpenoids, shogaol…
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
Gừng được biết đến là một vị thuốc quý đối với sức khỏe
Ngoài ra, gừng còn được biết đến là một vị thuốc quý trong Y học. Nó có tác dụng như một loại thảo dược chữa bệnh.
Những tác dụng chính
– Khả năng chống viêm: Theo nghiên cứu trong gừng có chứa hai hợp chất Shogaol và Panadol. Đây là những chất có khả năng chống viêm rất tốt trên cơ thể của con người.
– Chữa rối loạn tiêu hóa: Kết quả của một vài nghiên cứu đã cho thấy hợp chất phenolic có trong củ gừng có khả năng làm giảm những triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa. Cụ thể là: đầy hơi, bị chướng bụng hoặc các vấn đề liên quan đến táo bón.
– Giảm lượng cholesterol: Những dưỡng chất có trong gừng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol khá hiệu quả.
– Kiểm soát lượng tiểu đường: Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy những người bệnh tiểu đường nếu thường xuyên uống trà gừng vào các buổi sáng sớm. Với cách này sẽ có tác dụng làm kiểm soát lượng đường trong máu một cách đáng kể.
– Chống stress: Chiết xuất tinh dầu gừng có tác dụng làm thư giãn, xông hơi giúp lưu thông máu. Và đồng thời nó cũng có tác dụng loại bỏ được các triệu chứng căng thẳng, stress, lo lắng và bồn chồn…
– Giảm đau lưng và mỏi vai gáy: Bị đau lưng và đau vai gáy dùng một vài lát nước gừng ngâm với khoảng 1 ít nước nóng thêm chút muối. Sau đó đặt cả hai bàn chân lên chậu nước trên để trong khoảng thời gian từ 30 – 40 phút sẽ có tác dụng làm giảm đau. Các cơ bắp được thoải mái và máu lưu thông nhanh hơn.
– Giảm huyết áp: Khi huyết áp bị tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi để ngâm chân trong khoảng từ 15 – 10 phút. Nước gừng sẽ có tác tác dụng hỗ trợ làm giảm hạ huyết áp từ từ thông qua các huyệt đạo trên lòng bàn chân được giãn nở ra.
Những tác dụng khác
Khi bị đau đầu có thể sử dụng nước gừng để uống
– Giúp trị đau đầu: Khi bị đau đầu, có thể uống một cốc nước trà gừng. Hoặc ngâm một miếng gừng tươi tầm 30 phút sẽ làm giảm cơn đau đầu nhanh chóng.
– Giải độc rượu: Gừng có vị nóng nên có tác dụng chống say rượu, bia nhanh và hiệu quả. Đặc biệt, đối với những người bị ngộ độc rượu, pha một ít lát gừng với cốc nước ấm. Sau đó uống vào sẽ giúp làm lưu thông các mạch máu lưu thông nhanh. Giúp hóa giải các chất cồn trong cơ thể.
– Trị ho: Gừng còn có công dụng trị ho, kháng viêm nhờ chứa hoạt chất gingerol.
– Giải cảm: Trong gừng có chứa một số thành phần có khả năng chống lại các virus hợp bào hô hấp. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm cúm, sốt…
– Chống say xe: Với những ai bị say xe, say máy bay thì có thể ngậm gừng tươi trước khi lên xe. Bởi gừng có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say xe hiệu quả.
Đau bụng trong kỳ kinh có nên uống trà gừng không?
Trà gừng có tác dụng giảm đau bụng kinh cho nữ
Như đã khẳng định ở trên trà gừng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Câu hỏi đặt ra là: Vậy khi bị đau bụng trong kỳ kinh có nên uống trà gừng không? Câu trả lời là: Nữ nên sử dụng trà gừng để làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm. Đây là một trong những đặc tính duy nhất chỉ có ở gừng giúp chị em cân bằng ổn định nội tiết sinh lý bên trong cơ thể. Những chất chống co thắt sẵn có trong gừng shogaol và gingerol có tác dụng này. Khi cơ thể được cân bằng từ đó các cơn co thắt tử cung cũng diễn ra ít hơn trong ngày kinh nguyệt. Dẫn đến những cơn đau bụng giảm dần.
Bên cạnh đó, trong thành phần chính của gừng còn chứa chất những hoạt chất có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, hồi hộp của nữ trong thời kỳ đèn đỏ. Những chất này có tác dụng giúp tinh thần của nữ phấn khởi hơn. Và giúp tăng cường sự thúc đẩy tuần hoàn máu đi ra ngoài.
Những trường hợp đau bụng kinh nên uống trà gừng?
Đối với những chị em muốn sử dụng trà gừng để giảm triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh. Chị em cần lưu ý tùy vào trường hợp đau bụng của mình mới sử dụng phương pháp uống trà gừng để hỗ trợ giảm đau bụng.
Uống trà gừng hỗ trợ giảm đau bụng kinh dưới cơ chế làm lưu thông khí huyết và cân bằng thể trạng cho chị em. Nhưng chúng hoàn toàn không có tác dụng điều trị triệt để chứng đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ.
Chị em cần lưu ý là cần phải xét vào từng cơ địa của mỗi người và nguyên nhân đau bụng mà nữ có thể áp dụng. Với những trường hợp đau bụng kinh thông thường. Người có biểu hiện đau bụng không dữ dội và kéo dài nhiều ngày. Chị em có thể kiên trì dùng trà gừng bao gồm cả trà gừng tươi và gói trà gừng đã đóng gói sẵn để giảm các cơn đau. Trà gừng chỉ được coi như một biện pháp khắc phục tại chỗ chứ hoàn toàn không để điều trị triệt để chứng đau bụng kinh. Và nữ cần phải kiên trì thực hiện lâu dài thì mới cải thiện được tình trạng.
Đau bụng kinh dữ dội, trong nhiều ngày nên đi khám phụ khoa
Đặc biệt với những trường hợp mà bị đau bụng kinh xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử, viêm cổ tử cung… Cách uống trà gừng không có tác dụng giảm các cơn đau bụng trong kỳ kinh. Nữ cần đi khám phụ khoa để các bác sĩ chẩn đoán bệnh đúng. Sau đó bác sĩ sẽ có có những phương pháp và cách điều trị cụ thể mới có hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng trà gừng giảm đau bụng kinh
Cách chọn gừng
Nên sử dụng củ gừng ta để làm trà gừng. Đó là những củ gừng có kích thước nhỏ. Gừng có hương vị thơm đậm, cay nồng đặc trưng. Khi bẻ củ gừng ra thấy nhiều xơ, đường vân tròn, màu vàng tươi.
Cách sơ chế gừng
Củ gừng cạo bỏ vỏ, hoặc để cả vỏ rửa thật sạch, để ráo nước. Chú ý các khe kẽ giữa các nhánh gừng thường bám nhiều đất cát bụi bẩn. Sau đó có thể thái lát mỏng hoặc giã nát để pha trà gừng.
Cách pha trà gừng
Củ gừng tươi sau khi đã rửa sạch thái lát hoặc giã nát. Có thể cho trực tiếp các lát gừng. Với gừng giã nát lọc lấy phần nước cốt gừng. Thả lát gừng hoặc nước cốt gừng pha với nước ấm nóng. Sau đó cho thêm một chút mật ong hoặc đường và khuấy đều. Dùng uống trực tiếp khi bị đau bụng kinh.
Một số cách sử dụng gừng tươi khác
+ Ăn hoặc ngậm trực tiếp gừng tươi: Chị em cắt lát vài miếng gừng tươi mỏng. Sau đó nhai hoặc ngậm từ 5 – 10 phút trong miệng. Các chất trong thành của gừng cùng với vị cay đặc trưng của nó sẽ được tiết ra. Chị em có thể cảm nhận rất rõ rệt ở trong miệng.
+ Đắp gừng trực tiếp lên vùng bụng: Lấy một ít gừng tươi, rửa sạch, giã nát. Lấy khăn sạch cuộn gừng đã giã nát. Sau đó nằm ngửa, trực tiếp đắp lên vùng bụng.
+ Tắm nước gừng: Những ngày hành kinh nữ có thể sử dụng tắm nước gừng ấm. Cho một vài lát gừng vào chậu nước tắm để khoảng từ 5 – 10 phút cho các hoạt chất của gừng được tan ra chậu nước. Cách này giúp chị em được thư giãn. Vòng tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, cân bằng khí huyết… giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
+ Các món ăn từ gừng: Ngoài những cách trên chị em có thể dùng gừng tươi chế biến vào trong các món ăn hàng ngày. Với cách này giúp giữ ấm cho thân nhiệt và cân bằng khí huyết trong cơ thể. Ví dụ như: Nấu canh gừng, gà kho gừng, cá kho gừng sả, thịt ba chỉ kho gừng, cháo gừng hành.
Cách sử dụng gói trà gừng đóng sẵn
Gói trà gừng pha sẵn tiện lợi cho người sử dụng
Khi không có sẵn củ gừng tươi trong nhà, chị em có thể mua gói trà gừng dạng túi. Hoặc pha chế khác đã đóng sẵn bán tại các hiệu thuốc. Trên thị trường có nhiều sản phẩm được chế biến từ gừng tươi. Cụ thể: trà gừng, bột gừng, kẹo gừng… Tất cả các sản phẩm này cũng đều chứa những thành phần được làm từ gừng. Tuy nhiên tùy vào cách chế biến của từng loại sản phẩm có vị ngọt. Hoặc trong thành phần chứa bao nhiêu % là từ gừng nguyên chất. Chị em cũng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các sản phẩm này. Vì thế, khi trong nhà không sẵn có sẵn củ gừng tươi chị em có thể thay thế bằng những sản phẩm trên để uống hoặc ăn giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh.
Tổng kết
Đau bụng kinh chị em có thể dùng trà gừng để giảm đau nhé. Nhưng trà gừng chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời. Nếu muốn chữa trị dứt điểm hiện tượng đau bụng kinh, chị em cần đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp. Cuối cùng chúc chị em có luôn có sức khỏe dồi dào và hạnh phúc. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Bình Luận