Thứ 2 - CN: 08h00 - 20h00 - Hotline: 0986.998.497

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
Được Sở Y Tế cấp phép Cơ sở uy tín, chất lượng Bảo mật, an toàn
y-te-cap-phep
y-te-cap-phep
uy-tin-chat-luong
y-te-cap-phep

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Rate this post
Một số phụ nữ thường có biểu hiện đau bụng kinh mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy triệu chứng đau bụng kinh là gì? Đau bụng kinh cónguy hiểm không? Mời chị em tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Hiện tượng đau bụng khi có kinh do đâu? 

Đau bụng khi tới kỳ nguyệt san là hiện tượng thường gặp ở nữ giới mọi độ tuổi. Biểu hiện đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là đau âm ỉ vùng bụng dưới trước và trong những ngày kinh nguyệt. Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà biểu hiện đau bụng sẽ khác nhau. Chị em có biểu hiện đau bụng nhẹ, có thể chỉ là những cơn đau bình thường, âm ỉ trong ngày đầu của kỳ kinh
Những chị em bị đau bụng dữ dội, cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới, kéo dài trong nhiều ngày. Sở dĩ có hiện tượng này là do tử cung nữ giới bị co thắt quá mức. Khi đó hàm lượng prostaglandin trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng kinh. Dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của nữ trong kỳ “đèn đỏ”.

Nguyên nhân gây đau bụng trong kỳ kinh là gì?

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Những nguyên nhân chính gây đau bụng khi tới kỳ kinh

Có tới 50-90% phụ nữ xuất hiện triệu chứng đau bụng từ 1-2 ngày trong kỳ kinh hàng tháng. Những ngày đèn đỏ chị em bị đau bụng sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Theo các bác sĩ sản khoa nguyên nhân gây đau bụng trong kỳ kinh được chia thành 2 loại:

Đau bụng kinh nguyên phát

Hàng tháng đến chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng prostaglandin trong máu tăng lên. Thêm nữa là, tử cung phải tăng cường co bóp để đẩy máu kinh và các tế bào niêm mạc tử cung ra ngoài âm đạo gây nên hiện tượng đau bụng. Những triệu chứng này sẽ có khuynh hướng cải thiện theo độ tuổi. Đặc biệt là nữ sau khi kết hôn, sinh con thì hiện tượng đau bụng sẽ giảm và có thể hoàn toàn biến mất.

Đau bụng kinh thứ phát

Triệu chứng này thường kéo dài hơn bình thường. Biểu hiện đau có thể xảy ra vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau nặng hơn trong những ngày hành kinh. Biểu hiện đau dữ dội, quặn thắt vùng bụng dưới có thể kèm theo các biểu hiện như: sốt, tụt huyết áp, tiêu chảy,… Nguyên nhân sâu xa gây hiện tượng đau bụng trong ngày đèn đỏ này là do bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… gây ra.

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Dấu hiệu đau bụng nhẹ, diễn ra trong ngày đầu kinh nguyệt không gây nguy hiểm 

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng nhẹ, không bị dữ dội không ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã cho biết: Hiện tượng đau bụng kinh thông thường là cơn đau diễn ra ngày trước hoặc vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau này diễn ra do quá trình co bóp của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới. Vì thế mà xuất hiện những cơn đau nhẹ, không quá dữ dội. Thời gian đau trong vòng ngày đầu của kỳ kinh rồi biến mất. Đây chỉ là những cơn co thắt tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài âm đạo, là hiện triệu chứng hết sức bình thường trong mỗi kỳ kinh. Hiện tượng đau bụng bụng kinh này không nguy hiểm, chị em không cần quá lo lắng. 

Dấu hiệu đau bụng trong kỳ kinh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe

Nhiều trường hợp chị em bị đau bụng dữ dội trong suốt những ngày hành kinh. Và có đến 10% nữ bị đau bụng không thể làm được việc nhẹ nhàng. Trong trường hợp đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu được. Biểu hiện đau thắt trong khoảng thời gian hơn 12h thì phải nhờ tới sự can thiệp của các bác sĩ. Vì biểu hiện này chứng tỏ nữ có thể mắc bệnh phụ khoa.

Nôn mửa kèm đau bụng

Biểu hiện đau bụng đi kèm với cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Đây có thể là do tình trạng khó tiêu trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu chị em đau dữ dội cùng với nôn mửa cũng có thể là biểu hiện sớm của bệnh loét dạ dày hoặc ung thư ruột kết. Nữ giới cần theo dõi kỹ các biểu hiện để kịp thời xử lý trong những tình trạng nguy cấp.

Tụt huyết áp

Hiện tượng đau bụng trong kỳ kinh có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: tư thế tử cung đặc biệt, một số bệnh lý về tử cung. Như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Bị đau quá nhiều, quá dữ dội sẽ khiến cơ thể nữ mệt mỏi, vã mồ hôi, tụt huyết áp.

Đau bụng kèm theo ra máu đen

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau bụng kèm ra máu đen là dấu hiệu bất thường

Không chỉ biểu hiện đau bụng dữ dội. Mà trong kỳ kinh của nữ giới còn kèm theo các biểu hiện như: máu kinh có màu đen, vón cục, có mùi hôi tanh, đau bụng dữ dội… Đây là những biểu hiện bất thường của kỳ kinh. Đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa. Điển hình là các bệnh: u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng đau bụng đi máu đen kéo dài. Nếu không có biện pháp xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe nữ. Cụ thể là: ảnh hưởng đến tâm lý, làm suy giảm sức khỏe, đặc biệt đe dọa thiên chức làm mẹ sau này. Vì thế mà khi có dấu hiệu bất thường xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt. Nhất là tình trạng đau bụng kèm ra máu đen nữ giới tuyệt đối không nên coi thường. Chị em cần thiết là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh.

Đau bụng kèm sốt cao

Triệu chứng sốt là biểu hiện của cơ thể bị nhiễm khuẩn virus hay vi khuẩn. Biểu hiện sốt là triệu chứng của bệnh cúm hoặc nhiễm trùng, kèm theo các triệu chứng khác như cảm lạnh, ho… Sốt nhẹ có thể tự khỏi nhưng nếu sốt cao thì là dấu hiệu nhiễm bệnh.
Trong kỳ kinh nguyệt, nữ giới bị bị đau bụng kèm sốt cao. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chị em bị nhiễm trùng dạ dày, gây ra bởi một loại virus trong dạ dày. Nếu chị em gặp phải những cơn đau dữ dội chứng tỏ sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nữ cần phải được khám bác sĩ ngay lập tức.

Đau bụng kèm tiêu chảy

Trong kỳ kinh tử cung sản xuất ra hormone prostaglandin, thúc đẩy niêm mạc và mô trong tử cung được đào thải ra ngoài cùng máu kinh. Khi tử cung phải co bóp liên tục và khi cường độ quá nhanh, mạnh sẽ dẫn đến đau bụng dữ dội. 
Khi có kinh nguyệt bị đau bụng kèm bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể do prostaglandin gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt là trong những ngày đầu của nguyệt san.

Đau bụng kinh nhưng dùng thuốc giảm đau không đỡ

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Thuốc không có tác dụng giảm đau bụng trong kỳ kinh khi đó là triệu chứng của bệnh

Đau bụng dữ dội, nữ có thể uống các loại thuốc để giảm cơn đau. Nhưng có trường hợp những loại thuốc giảm đau lại hoàn toàn vô tác dụng. Đây là biểu hiện bất thường trong kỳ kinh nguyệt.
Với tình trạng này, rất có thể là do bệnh lý mà bạn không thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình hình. Nữ cần đi khám bác sĩ ngày để kịp thời phát hiện xử lý bệnh. Thấy biểu hiện đau bụng dữ dội chị em không tự ý tăng chỉnh liều lượng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bởi các loại thuốc giảm đau có rất nhiều tác dụng phụ, dùng quá liều có thể dẫn đến tử vong. 

Đau bụng kinh dữ dội tiềm ẩn những căn bệnh phụ khoa

Nữ giới muốn xác định chính xác hiện tượng đau bụng trong kỳ kinh do các bệnh lý phụ khoa gây nên. Chị em phải tới các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để khám và kiểm tra. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào lý lịch bệnh nhân cung cấp. Cộng thêm các biểu hiện lâm sàng và tiến hành thăm khám, xét nghiệm. Sau cùng là chẩn đoán chính xác bệnh. Tránh việc tự uống thuốc trị đau ở nhà. Điều này có thể dẫn đến việc bạn bỏ qua các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm mà bạn đang mắc phải.
Đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt do cơ thể chị em phụ nữ tiềm ẩn nhiều bệnh lý, cụ thể:

U xơ tử cung

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng khi có kinh là dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung

Khối u xuất hiện gây áp lực lên tử cung, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và đau bụng. Bệnh lý này sẽ gây ra nhiều triệu chứng: Đau vùng bụng dưới, vùng chậu dữ dội, bị chảy nhiều máu trong kỳ kinh, tiểu rắt, tiểu bí, táo bón,…

Viêm vòi trứng

Nữ bị viêm vòi trứng ảnh hưởng đến khung xương chậu nên trước và trong kỳ kinh chị em sẽ bị đau bụng. Hơn nữa, mắc viêm vòi trứng nữ sẽ gặp các biểu hiện khác: kinh nguyệt không đều, khí hư có màu vàng, sốt, chóng mặt, buồn nôn,…

Hẹp cổ tử cung

Với chị em có cấu tạo cổ tử cung hẹp thì tử cung có kích thước hẹp hơn so với bình thường. Do đó khiến việc lưu thông máu trong kỳ kinh khó khăn. Vì thế mà những chị em bị hẹp cổ tử cung phải chịu những cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ở nữ giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ ràng. Đến khi những tế bào ung thư phát triển mạnh mới gây ra những triệu chứng. Cụ thể như đau bụng dữ dội, đau vùng chậu, vùng dưới rốn…

Lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng dữ dội khi có kinh là biểu hiện của lạc nội mạc tử cung

Đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung được phát hiện ra ở vùng chậu, trong cơ tử cung, buồng trứng… Khi các mô nội mạc đi lạc và phát triển khi tới chu kỳ, gây sưng, viêm. Và hậu quả là xuất hiện những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng khi có kinh khi nào thì nên khám bác sĩ?

Những trường hợp đau bụng thông thường thì chị em không nên quá lo lắng. Vì đây là tình trạng bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Còn đối với trường hợp đau bụng dữ dội trong suốt cả kỳ kinh. Thì chị em lưu tâm vì hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Chị em cần đi thăm khám phụ khoa sớm. Các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp làm sao để hết đau bụng trong ngày đèn đỏ triệt để. 
Thêm vào đó, để giảm đau bụng trong mỗi chu kỳ kinh chị em phụ nữ cần có thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể như: chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp, vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh những áp lực cuộc sống.

Bật mí cách cải thiện khi bị đau bụng ngày đèn đỏ

Những cơn đau bụng ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em. Vậy đến ngày ấy chị em hãy sử dụng những phương pháp dưới đây nhé.

Sử dụng biện pháp hỗ trợ 

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Nữ nên sử dụng phương pháp chườm nóng bụng khi bị đau bụng

– Sử dụng các phương chườm nóng, massage bụng. Các cơn đau có thể giảm nhờ vào hành động chườm túi nóng, massage vùng bụng dưới. Ngay sau đó, chị em có thể cảm nhận trực tiếp sự dễ chịu hơn. 
– Trà gừng: Chị em hãy lấy một cốc nước ấm, pha ít mật ong. Sau đó thái thêm vào vài lát gừng và vài giọt chanh khuấy đều. Sử dụng liên tục trong thời gian hành kinh sẽ giúp bạn giảm đau bụng rõ rệt. 
– Uống nhiều nước ấm: Những ngày đèn đỏ, chị em cần lưu ý là nên uống từ 2-3 lít nước ấm mỗi ngày. Tác dụng của nước ấm sẽ tăng cường tuần hoàn máu. Và điều tiết các hoạt động co thắt của tử cung làm giảm các cơn đau bụng ngày hành kinh.
– Trà quế: Chị em hãy pha 1 thìa cà phê bột quế với cốc nước nóng hòa tan. Sau đó cho thêm chút mật ong để uống. Nó sẽ rất hữu hiệu trong việc giảm đau bụng trong kỳ kinh.

Cải thiện chế độ ăn uống

– Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng: Bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể ngày hành kinh. Cự thể là: hải sản, thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, rau xanh… Bên cạnh đó cần hạn chế những đồ ăn lạnh. Đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ vì có thể gây các cơn đau dữ dội hơn.
– Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái: Nữ giới cần lưu ý phải luôn giữ được tâm lý vui vẻ, thoải mái. Nhất là khi đến gần kỳ kinh và trong kỳ kinh. Thêm nữa là, nữ cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý.  Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Những cách này có thể giúp cải thiện triệu chứng đau bụng và cũng rất tốt cho sức khỏe.

Lưu ý vệ sinh vùng kín

– Vệ sinh vùng kín đúng cách trong kỳ kinh: Nên vệ sinh bằng nước muối pha loãng. Hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp với môi trường âm đạo. Thêm vào đó, chị em cần thay băng vệ sinh tường xuyên 4h/ lần. Không mặc đồ bó sát, tránh mặc đồ lót ẩm ướt.

Kết luận

Đọc đến đây chị em đã trả lời được câu hỏi: Đau bụng kinh có nguy hiểm không? Chị em cần lưu ý tới biểu hiện đau bụng trong kỳ kinh. Điều này là để phòng những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra. Cuối cùng chúc chị em có luôn có sức khỏe dồi dào và hạnh phúc. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


Bình Luận



PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI

Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website

phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.



Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]


Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đau bụng kinh thứ phát là gì?
Đau bụng kinh thứ phát là gì?

Đau bụng kinh gồm 2 dạng đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Hiện tượng đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng không ít chị

ĐỌC TIẾP
Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu
Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu?

Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Đau bụng kinh là một triệu chứng mà đa phần chị em phụ nữ đều sẽ gặp phải khi mà chu kỳ

ĐỌC TIẾP
Tại sao có kinh lại đau bụng chỉ có một số ít bạn nữ biết
Tại sao có kinh lại đau bụng?

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao có kinh lại đau bụng chưa? Theo thống kê có khoảng hơn 80% chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc

ĐỌC TIẾP
đau bụng hành kinh
Đau bụng hành kinh có thể là do những bệnh phụ khoa nào gây nên?

Đau bụng hành kinh là gì? Đau bụng kinh là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hàng loạt các triệu chứng của phụ nữ trước, trong hoặc sau

ĐỌC TIẾP

THÔNG TIN LIÊN HỆ

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ phòng khám

497 Quang Trung – Hà Đông – HN

Hotline tư vấn

0986.998.497