Đau bụng hành kinh có thể là do những bệnh phụ khoa nào gây nên?
Đau bụng hành kinh là gì? Đau bụng kinh là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hàng loạt các triệu chứng của phụ nữ trước, trong hoặc sau kỳ kinh, bao gồm đau bụng dưới có thể là đau quằn quại hoặc đau âm ỉ, đau thắt lưng, bụng có cảm giác căng và đầy hơi, hậu môn có cảm giác khó chịu như muốn đi ngoài, chóng mặt, toát mồ hôi,… Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do những bệnh lý phụ khoa. Vì thế chị em cần hết sức lưu ý.
Đau bụng hành kinh là gì?
Thường thì các chị em không quan tâm lắm đến chứng đau bụng kinh, đau ở mức độ nhẹ thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt nhưng khi ở mức độ nghiêm trọng thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và học tập. Không chỉ đau bụng mà một số chị em còn có hiện tượng đau ngực, tiêu chảy, buồn nôn. Nếu hiện tượng này kéo dài thì cần điều trị, khi đó có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.
Đau bụng hành kinh thường được chia làm 2 loại:
Loại đau bụng kinh nguyên phát ( đau bụng kinh cơ năng): Chị em không phát hiện ra bất kỳ biến đổi nào tại cơ quan sinh dục, đi khám không thấy bệnh lý gì nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Phụ nữ mới có kinh, chưa kết hôn và chưa sinh nở thường bị đau bụng hành kinh dạng này.
Loại đau bụng hành kinh thứ phát: Cơ quan sinh dục phụ nữ có thể có sự thay đổi nên mới gây đau. Đau bụng hành kinh dạng này thường do một số bệnh lý phụ khoa gây nên như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, cổ tử cung hẹp, dính buồng tử cung, viêm vùng chậu,….
Các triệu chứng của 2 loại trên về cơ bản là giống nhau nên rất khó phân biệt rõ ràng hơn nữa có thể chị em ban đầu bị đau bụng kinh nguyên phát nhưng sau nhiều năm cơ quan sinh dục có sự biến đổi, khiến đau bụng kinh nhiều hơn khi đi khám họ đã mắc lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ lúc này chuyển sang đau bụng kinh thứ phát. Tuy nhiên nếu thấy đau bụng kinh quằn quại và máu kinh ra nhiều hay quá ít, màu sắc biến đổi màu đen, sẫm màu hơn thì chị em cần nghĩ ngay đến tình huống mình mắc phải một số bệnh phụ khoa.
Nguyên nhân đau bụng kinh do bệnh phụ khoa
Để xác định xem có phải bị đau bụng kinh do bệnh phụ khoa hay là hiện tượng đau bụng hành kinh sinh lý bình thường thì chị em nên đến bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa để kiểm tra một cách tỉ mỉ. Căn cứ vào lý lịch bệnh trạng do bệnh nhân cung cấp các biểu hiện lâm sàng và tiến hành các kiểm tra cần thiết bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất. Tránh việc tự uống thuốc trị đau bụng kinh ở nhà điều này có thể dẫn đến việc bạn bỏ qua các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm mà bạn đang mắc phải.
Đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung
Đây là một chứng hàng đầu gây đau bụng kinh ở nữ giới. Lạc nội mạc tử cung thường được phát hiện phần ngoài tầng cơ tử cung các vị trí như buồng trứng, vách ngăn trực tràng âm đạo. Dưới tác động kích thích của buồng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt bệnh này gây co thắt tử cung, dẫn đến đau bụng kinh.
Lạc nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là từ 31- 45 tuổi. Với các biểu hiện điển hình là đau bụng trước kỳ kinh thậm chí đau kéo dài đến tận nửa kỳ kinh sau, có người đau bụng đến ngày cuối chu kỳ. Đau bụng sẽ ngày càng nặng hơn, kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… Những mảnh nội mạc này dù bị lạc trong ổ bụng hoặc các vị trí khác nhưng vẫn chịu tác động của nội tiết tố nên mỗi tháng nó cũng bong ra và chảy máu nhưng máu đó rất khó thoát ra ngoài tử cung co bóp nhiều hơn. Máu không thoát, bị đọng có thể gây viêm buồng trứng, viêm màng bụng,…
Những mảnh lạc nội mạc tử cung có chứa máu kinh; khi bọc này vỡ ra, bệnh nhân sẽ có những cơn đau bụng cấp.
Phương pháp trị lạc nội mạc tử cung
Uống thuốc: Chị em uống thuốc tạm ngừng kinh, mang thai giả. Nếu quá đau, bệnh nhân có thể phối hợp với thuốc kháng với chất prostaglandin.
Phẫu thuật
+ Phẫu thuật đối kháng: Nếu bệnh nhân trẻ tuổi và cần giữ gìn cơ năng sinh dục vẫn muốn sinh con thì có thể tiến hành bóc tách các mảnh nội mạc tử cung. Đây là biện pháp khá đơn giản, vết mổ nhỏ. Sau phẫu thuật chị em có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát bệnh cao.
+ Phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung: Với những chị em không muốn sinh con nữa thì có thể tiến hành cắt bỏ toàn bội tử cung cho đến vùng viêm nhiễm, chỉ giữ lại một phần buồng trứng. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần uống thuốc tiếp tục điều trị bệnh. Tỷ lệ tái phát bệnh rất thấp.
+ Phẫu thuật trị bệnh triệt để: Nếu phụ nữ vào thời kỳ tiền mãn kinh thì để trị bệnh triệt để có thể lựa chọn phương pháp cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng cũng như vùng bị viêm nhiễm. Nếu phụ nữ ở vào thời kỳ tiền mãn kinh, có thể chọn phương pháp cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và những vùng bị lây nhiễm bệnh.
Bệnh u cơ dưới niêm mạc tử cung dẫn tới đau bụng hành kinh
Đây là loại u cơ tử cung phát triển ở sát phần dưới nội mạc tử cung, hướng về phía trong tử cung, nội mạc tử cung có thể bị che lấp nên làm tăng nội mạc tử cung. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đó là kinh nguyệt tăng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh. Để trị bệnh thì chủ yếu là sử dụng phương pháp phẫu thuật đó là áp dụng cắt bỏ u nếu nặng phải cắt bỏ tử cung.
Dính niêm mạc tử cung hay cổ tử cung
Đây cũng là nguyên nhân đau bụng kinh. Dính niêm mạc tử cung hay vùng tử cung thường là do nạo phá thai hoặc thao tác vùng tử cung nhiều lần hoặc bị kết hạch nội mạc tử cung. Dính niêm mạc gây ra đau bụng nên phẫu thuật phân tích niêm mạc. Chú ý sau phẫu thuật 3 tháng nên tránh thai để phòng bệnh tái phát
Viêm tiểu khung gây đau bụng hành kinh
Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ quan sinh dục của nữ giới gây nên viêm tiểu khung. Bệnh thường phát sinh sau sinh nở, nạo hút thai, tiến hành phẫu thuật vùng tử cung hay do vệ sinh kém trong chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng thường thấy là đau bụng hành kinh, đau 2 bên bụng dưới, đau kéo dài nhiều ngày, đau ngang thắt lưng.
Bệnh viêm tiểu khung cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm mãn tính. Lúc này các triệu chứng là đau bụng, sốt nhẹ, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, vô sinh. Chị em đi kiểm tra phụ khoa sẽ phát hiện ra tử cung dày lên, có khi có khối u, nếu sờ vào sẽ thấy đau hai bên.
Điều trị: Để điều trị đau bụng kinh tận gốc thì cần chữa khỏi viêm tiểu khung. Điều trị viêm tử cung chủ yếu bằng phương pháp kháng khuẩn. Nếu có mủ thì cần phẫu thuật dẫn lưu. Nếu chị em mắc viêm tiểu khung do bị kết hạch thì thời gian điều trị có thể phải mất 1-2 năm. Viêm chuyển thành mãn tính thì phải dùng vật lý trị liệu.
Đường sinh dục dị dạng
Màng trinh bị bịt kín máu kinh không thể thoát được, chảy ngược lại, tích đọng dẫn đến đau bụng hành kinh. Cần phẫu thuật để giải quyết sự ách tắc.
Nếu chị em bị đau bụng hành kinh do những bệnh phụ khoa trên mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể mất khả năng làm mẹ vĩnh viễn, thậm chí có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng. Do đó khi có hiện tượng đau bụng hành kinh chị em không nên chủ quan. Để biết thêm thông tin về đau bụng kinh và một số bệnh phụ khoa khác chị em có thể liên hệ theo số để các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Đông Phương chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt và cách chữa triệt để
Có lẽ nỗi khổ vì hiện tượng đau bụng kinh nguyệt không hồng nhan nào là chưa từng trải qua tuy nhiên có người đau nhiều người đau ít. Không
ĐỌC TIẾPĐau bụng kinh dữ dội dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Hiện tượng đau bụng kinh là hiện tượng bình thường ở phụ nữ, nhưng nếu bạn không phải đau ở mức độ bình thường mà đau bụng kinh dữ dội,
ĐỌC TIẾPĐau lưng khi hành kinh có cần lo ngại không?
Đau lưng khi hành kinh là hiện tượng phổ biến của chị em. Thông thường trước và trong kỳ kinh, rất nhiều chị em cảm thấy đau mỏi ở vùng
ĐỌC TIẾPCách chữa bệnh đau bụng kinh chỉ bằng massage bụng
Nhiều bạn gái thường có thói quen đấm lưng để giảm đau khi bị đau bụng king. Tuy nhiên, trên thực tế việc đấm lưng sẽ khiến khoang chậu, bị
ĐỌC TIẾP