Thứ 2 - CN: 08h00 - 20h00 - Hotline: 0986.998.497

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
Được Sở Y Tế cấp phép Cơ sở uy tín, chất lượng Bảo mật, an toàn
y-te-cap-phep
y-te-cap-phep
uy-tin-chat-luong
y-te-cap-phep

Đau bụng kinh là gì và triệu chứng đau bụng kinh

Rate this post

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, rất nhiều chị em bị các triệu chứng đau bụng kinh nguyệt hành hạ cảm tưởng như” chết đi sống lại” mỗi khi đến kì. Tùy theo cơ địa từng người mà mức độ đau khác nhau, có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội, mệt mỏi. Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em mà đó còn là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe sinh sản.

Đau bụng kinh là gì? Triệu chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là gì? Triệu chứng đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là gì? Triệu chứng đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là thuật ngữ chỉ các triệu chứng trước, trong và sau kì kinh nguyệt của phụ nữ bao gồm: đau tức bụng dưới, đau nhức thắt lưng, bụng dưới có cảm giác căng tức. Đau bụng kinh nguyệt có thể diễn ra trước kì kinh 1 vài ngày hay trong ngày đầu của kì kinh. Khu vực chị em cảm thấy đau thường là dưới rốn. Một số người bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ như hơi căng tức bụng dưới và đau thắt lưng thì thường không quan tâm nhiều đến vấn đề này nhưng một số bạn lại đau bụng kinh dữ dội, kèm theo đau ngực, buồn nôn, tiêu chảy, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh thì phải dùng đến thuốc. Nếu đau bụng kinh ở tuổi dạy thì và tuổi tiền mãn kinh thì đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại nhưng đau nghiêm trọng và không ở 2 độ tuổi trên thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa lúc này được gọi là bệnh đau bụng kinh.

Đau bụng kinh nguyệt có ảnh hưởng đến tâm lý chị em, do đó trước khi đến kì kinh hay trong kì kinh chị em thường có cảm giác hay cáu giận, buồn bực và khó tính hơn.

Các triệu chứng đau bụng kinh

Hầu hết các bạn gái và chị em phụ nữ đều ít nhất một lần trong đời bị cơn đau bụng kinh hành hạ. Tùy theo thể trạng mỗi người mà có các triệu chứng đau bụng kinh khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu đau bụng kinh thường thấy là:

  • Bụng dưới có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói. Cảm giác đau có thể lan xuống đùi, xương mu hay bẹn.
  • Trước hay trong kì kinh ngực căng tức hoặc đầu ngực đau nhẹ. Một số người chỉ có cảm giác căng tức ngực trước kì kinh 1-2 ngày, khi kinh xuất hiện sẽ hết.
  • Đau đầu, nhức thắt lưng, vã mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Đầy bụng, buồn nôn, nôn, đôi khi bị đi ngoài
  • Tâm lý thất thường, nóng tính hay cáu giận vô cớ
  • Trước kì kinh 7-10 ngày mụn nổi nhiều hơn và da có cảm giác nhờn hơn do trước và trong kì kinh Testosterone( có trong cơ thể phụ nữ với nồng độ thấp) lại ở mức cao hơn so với hormone estrogen và progesterone làm da tăng tiết dầu và gây tắc lỗ chân lông hình thành mụn trứng cá.

Các dấu hiệu trên đây cũng được coi là dấu hiệu nhận biết chị em sắp có kinh.

Triệu chứng đau bụng kinh theo từng loại

Đau bụng kinh nguyên phát

Đây là hiện tượng đau bụng kinh sinh lý bình thường, có tới 90% chị em phụ nữ bị đau bụng khi có kinh nguyệt. Hiện tượng đau bụng kinh nguyên phát thường xảy ra trước ngày kinh hay trong ngày đầu tiên của kì kinh, kéo dài khoảng vài giờ, thậm chí 1-2 ngày.

Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn và thắt lưng, ngực, xương mu. Khoảng 50% chị em bị đau bụng có kinh kèm theo các triệu chứng đau bụng kinh khác như: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau nhiều có thể toát mồ hôi, mặt mũi tái, hạ đường huyết, chân tay lạnh, thậm chí là bị ngất. Hiện tượng đau bụng hành kinh này có thể giảm đi hay mất hẳn sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh nở hoặc đến giai đoạn tiền mãn kinh.

Mức độ nguy hiểm: Ảnh hưởng ít hay nhiều tới học tập, công việc, đời sống. Chị em có thể tới phòng khám để tiến hành thăm khám phụ khoa và kiểm tra xem chắc chắn có phải đau bụng cơ năng không. Sau khi khám các bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt để giảm đau, không nên tùy tiện sử dụng thuốc.

Đau bụng kinh thứ phát

Hiện tượng đau bụng kinh này xảy ra sau kì kinh đầu tiên 2-3 năm. Với loại đau bụng kinh này thuốc giảm đau không có tác dụng mà bệnh nhân cần được các bác sĩ khám và tư vấn kĩ.

Kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em. Với đau bụng có kinh thứ phát thường gặp ở chị em mắc bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, viêm tắc vòi trứng, dính khoang tử cung, viêm lộ tuyến, buồng trứng đa nang, viêm phụ khoa… Vì thế, các chị đừng bao giờ chủ quan và nghĩ là biểu hiện bình thường, bất cư sự chủ quan nào có thể gây hậu quả đáng tiếc sau này.

Ngoài các triệu chứng giống đau bụng kinh nguyên phát. Đau bụng kinh thứ phát có các triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng dưới căng cứng, xuất huyết giữa chu kì kinh nguyệt, chuột rút, máu kinh có màu sắc và tính chất bất thường, rong kinh kéo dài, mặt xanh xao, tái nhợt.

Mức độ nguy hiểm: Cơ thể rất khó chịu ảnh hưởng lớn tới học tập và công việc. Khi có các dấu hiệu đau bụng kinh trên chị em cần sớm đến bác sĩ phụ khoa. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Xác định nguyên nhân gây đau bụng để có phương pháp điều trị kịp thời, chữa khỏi đau bụng khi có kinh nguyệt, bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Một số biện pháp đơn giản giúp làm giảm đau bụng kinh

Mẹo làm giảm triệu chứng đau bụng kinh nguyệt

Mẹo làm giảm triệu chứng đau bụng kinh nguyệt

  • Gừng ngâm: Các bạn gái chỉ cần nghiền nát một miếng gừng và cho vào một cốc nước sôi, ngâm khoảng 2-3 phút, bạn có thể thêm đường cho dễ uống. Bạn sử dụng nước này sau bữa ăn tiến hành 3 lần 1 ngày. Một cách khác là có thể giã nát hoặc thái gừng thành lát mỏng chườm vào bụng dưới 5-7 phút.
  • Nhai lá trầu với một vài hạt muối tinh thể cũng có ích trong giảm khi bị bệnh đau bụng có kinh
  • Bạn lấy vài giọt Pudin Hara cho vào một nửa cốc nước và uống 3-4 lần mỗi ngày. Nếu không có Pudin Hara có thể lấy một thìa cà phê nước ép bạc hà tươi để thay thế. Nước này hơi khó uống nhưng có thể làm giảm cơn đau bụng của bạn ngay tức thì.
  • Nước chanh leo: Các chị em có thể pha 2 gam chanh leo với một cốc nước nóng để nguội và uống.
  • Xoa dầu nóng giúp sưởi ấm vùng bụng máu lưu thông dễ dàng hơn.

Một số lời khuyên dành cho chị em trong kì kinh

  • Nên nghỉ ngơi, không vận động mạnh, tránh lao động nặng nhọc
  • Giữ ấm cơ thể trước, trong và sau kì kinh, không nên bơi lội tắm rửa, bằng nước lạnh, làm việc dưới điều hòa quá lạnh sẽ kích thích tử cung co bóp mạnh gây đau bụng kinh.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
  • Hạn chế các thực phẩm ngọt, mặn và các đồ ăn có tác dụng giữ nước như táo, ngó sen,…
  • Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin C, B6

Trên đây các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương đã chia sẻ với bạn đọc về đau bụng kinh là gì? và các triệu chứng đau bụng kinh. Để được biết thêm thông tin về hiện tượng đau bụng kinh và một số bệnh phụ khoa khác các bạn có thể gọi đến số hoặc đến tại Phòng khám đa khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung- Hà Đông- Hà Nội để được tư vấn miễn phí, phòng khám làm việc từ 8 – 22h tất cả các ngày trong tuần.



Bình Luận



PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI

Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website

phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.



Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]


Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nguyên nhân đau bụng kinh là gì?
Nguyên nhân đau bụng kinh ở chị em

Nguyên nhân đau bụng kinh ở chị em khi đến kì là nỗi băn khoăn của phái nữ vì 90% bạn gái bị đau bụng kinh mà không biết tại

ĐỌC TIẾP
thuốc trị đau bụng kinh nguyệt
Thuốc trị đau bụng kinh nguyệt gồm những loại nào?

Đối với chị em bị đau bụng kinh nguyệt dữ dội, kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, toát mồ hôi, chân tay lạnh thì giải pháp chữa đau

ĐỌC TIẾP
Cách trị đau bụng kinh hiệu quả với thực đơn từ thịt nạc
Tìm hiểu trị đau bụng kinh hiệu quả với thực đơn sau

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là thuật ngữ chỉ các triệu chứng diễn ra trước, trong hoặc sau kỳ kinh của nữ giới với các biểu

ĐỌC TIẾP
Những mối quan tâm chung về sức khỏe sinh sản
Những mối quan tâm chung về sức khỏe sinh sản

Với lối sống bận rộn của phụ nữ ngày nay, tình trạng chị em phải chịu nhiều căng thẳng cùng với những lựa chọn lối sống và thức ăn kém

ĐỌC TIẾP

THÔNG TIN LIÊN HỆ

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ phòng khám

497 Quang Trung – Hà Đông – HN

Hotline tư vấn

0986.998.497