Thứ 2 - CN: 08h00 - 20h00 - Hotline: 0986.998.497

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
Được Sở Y Tế cấp phép Cơ sở uy tín, chất lượng Bảo mật, an toàn
y-te-cap-phep
y-te-cap-phep
uy-tin-chat-luong
y-te-cap-phep

Viêm niệu đạo uống thuốc gì để bệnh khỏi nhanh nhất?

5/5 - (1 vote)

Viêm niệu đạo uống thuốc gì? Hiện nay, phương pháp chữa viêm niệu đạo phổ biến nhất vẫn là sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Tây y để diệt khuẩn chống viêm và sử dụng thuốc Đông y hoặc thuốc nam để điều trị hỗ trợ trong thời gian dài. Vậy viêm niệu đạo uống thuốc gì?

Viêm niệu đạo uống thuốc gì để bệnh khỏi nhanh nhất?

Để chữa viêm niệu đạo hiệu quả thì bệnh nhân cần đi khám và xác định nguyên nhân gây bệnh: vì có rất nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh như: chlamydia và mycoplasma, ký sinh trùng Trichomonas ở âm đạo, vi khuẩn lậu, E.coli,… Đối với mỗi loại vi khuẩn lại có một loại thuốc đặc hiệu riêng. Sau khi tiến hành các xét nghiệm thăm khám bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như:

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu

Viêm niệu đạo uống thuốc gì? Điều trị viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu thường sử dụng một số loại thuốc sau kết hợp với một trong những loại thuốc chữa viêm niệu đạo không do lậu:

Viêm Niệu Đạo Uống Thuốc Gì Để Bệnh Khỏi Nhanh Nhất?

Thuốc Ceftriaxone 250mg, sử dụng để tiêm bắp với một liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 1 viên, uống trong 7 ngày.

Thuốc Spectinomycin 2g, cũng tiêm bắp với liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống 2 lần/ ngày, 1 viên/ lần, sử dụng 7 ngày.

Dùng thuốc Cefotaxime 1g tiêm bắp chỉ một liều duy nhất + Doxycycline 100mg đường uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 1 viên, trong 7 ngày.

Viêm niệu đạo không do lậu uống thuốc gì?

Với viêm niệu đạo không do lậu thì các bác sĩ có thể sử dụng một trong 3 loại thuốc sau:

Như đã nói trên viêm niệu đạo không do lậu bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Doxycycline 100mg 2 lần mỗi ngày, 1 lần 1 viên, trong 1 tuần.

Thuốc Tetracycline 500mg uống 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên, trong 1 tuần.

Thuốc Azithromycin 1g với liều duy nhất.

Chú ý: Bạn tình cũng cần được điều trị với liều tương tự. Chống chỉ định thuốc Doxycycline và Tetracycline cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú.

Lưu ý khi chữa viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh

Bệnh nhân nhất thiết phải đi khám tại các phòng khám phụ khoa hoặc bệnh viện uy tín để xác định nguyên nhân gây viêm niệu đạo thì có loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng, vì tự ý mua, thuốc không trị đúng tác nhân gây bệnh, bệnh không khỏi có thể chuyển sang mãn tính, và một số biến chứng khác như lây lan sang gây viêm nhiễm đường sinh dục,…

Chỉ nên sử dụng một đơn thuốc duy nhất vì sự các loại thuốc có sự tương tác phức tạp nếu sử dụng nhiều đơn thuốc sẽ dẫn tới hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh, nếu sử dụng thuốc không khỏi thì bạn cần tới phòng khám phụ khoa khám lại để các bác sĩ chuyển hướng điều trị.

Nếu chưa có xét nghiệm đã khỏi hẳn viêm niệu đạo thì tuyệt đối không được ngưng điều trị, không điều trị bỏ dở, sau đợt điều trị nên đi khám lại để theo dõi tránh bệnh tái phát.

Thuốc Đông y chữa viêm niệu đạo

Viêm Niệu Đạo Uống Thuốc Gì Để Bệnh Khỏi Nhanh Nhất?

Các bác sĩ y học cổ truyền tại phòng khám đa khoa Đông Phương cho biết bệnh viêm niệu đạo thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Viêm niệu đạo nữ và nam có cơ chế sinh bệnh rất phức tạp chủ yếu là do thận hư và bàng quang thấp nhiệt lại gặp phải các yếu tố làm chính khí suy như sinh hoạt tình dục quá độ, ăn uống thiếu khoa học, giận dữ khiến bên trong hư, và tích tụ sinh ra bị thấp nhiệt. Hạ nhiệt lâu ngày tích đọng và kết lại ở hạ tiêu gây nên tiểu khó, nước tiểu sẫm, tiểu buốt.

Viêm niệu đạo uống thuốc gì? Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y sau đây:

Bài 1: Nếu bị tiểu khó, nước tiểu nhỏ giọt, đi tiểu buốt, tiểu dắt do nhiệt cần sử dụng 16 g biển súc, bòng bong, bông mã đề 10 mỗi loại; 6g cam thảo, sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc biển súc 16 g uống hàng ngày.

Bài 2: Chữa viêm bàng quang có thể sử dụng long đởm thảo, mộc thông, xa tiền tử, đương quy, sài hồ bắc, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, mỗi vị 10 g; 12g sinh địa 12g, cam thảo 4g; sắc uống. Trường bị đi tiểu khó thì dùng 30g biển súc, rau sam tươi 50g, 10 g hoàng bá, sắc uống 1 thang mỗi ngày.

Bài 3: Nếu bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đi tiểu buốt, tiểu nóng chuẩn bị biển súc 16g, 10 g mã đề, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g. Hoặc bạch mao căn, chi tử mỗi loại 12g, 4g cam thảo, đem sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4:Viêm đường niệu đạo, viêm bàng quang kèm biểu hiện bị bí đái do thấp nhiệt thì có thể sử dụng 60g diếp cá tươi (khô 20g), 15g hạt mã đề, 30 g kim tiền thảo, sắc uống. Một cách khác là lấy cây trầu nước (hàm ếch) cả cây đem sắc uống.

Bài 5: Chữa một số bệnh đường tiết niệu do nhiệt gây ra chuẩn bị hoa mào gà, biển súc mỗi loại 15g, thài lài 30g hoặc nếu bị thấp nhiệt đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, nước tiểu đục dùng ích trí nhân, tỳ giải, thạch xương bồ 10g mỗi loại; cam thảo, ô dược 6g mỗi loại, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 6: Nếu bị viêm niệu đạo kèm theo các biểu hiện như đi tiểu buốt, tiểu dắt nên sử dụng hải kim sa, hoạt thạch 30g mỗi loại, 10g ngọn cành cam thảo, phơi khô tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 6g bột mịn đó với nước sắc 10g mạch môn. Nếu tiểu khó sử dụng rễ cây cối xay, rễ cây ngái 30 g mỗi vị; rễ cỏ xước, bông mã đề mỗi vị 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7: Bị tiểu buốt, nước tiểu đục sử dụng vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi vị 20g, sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu kèm biểu hiện đái dắt nước tiểu vàng đỏ, có cặn, sỏi thì nên sử dụng bạch mao căn, râu ngô, bông mã đề mỗi loại 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 8: Trường hợp bị viêm niệu đạo mà đi tiểu ra máu có thể lấy bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế 30g hay có thể sử dụng cỏ nhọ nồi, bông mã đề mỗi loại 30g. Nếu kèm theo bị sỏi đường tiết niệu lấy cỏ nhọ nồi, sinh địa, lá tre 20g mỗi vị; mộc thông, cam thảo đất 16g mỗi vị, sắc uống 1 thang/ ngày.

Bài 9: Nếu tiểu ra máu, đau buốt, nhỏ giọt có thể lấy địa phu tử (cây chổi xuể), phục linh, tri mẫu, đông quỳ tử, cỏ lá tre 10 g mỗi vị; thông thảo, cam thảo, hoàng bá, mỗi vị 6g, sắc uống 1 thang/ ngày.

Trên đây các bác sĩ đã giải đáp thắc mắc viêm niệu đạo uống thuốc gì? Tuy nhiên khi sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo nữ thì cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ bằng nước muối ấm pha loãng.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm niệu đạo để tránh bệnh nghiêm trọng hơn và không lây cho bạn tình.
  • Không nên mặc quần áo hay nội y quá chật, thông thoáng, tạo ra môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát sinh nhiều gây bệnh.
  • Nên uống nhiều nước, không nhịn tiểu.
  • Ăn nhiều thực phẩm như rau xanh, hoa quả, uống trà thảo mộc; tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin C. Kiêng nhiều thực phẩm cay, nóng; hải sản và đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Để được giải đáp cụ thể hơn viêm niệu đạo uống thuốc gì và một số thông tin khác về bệnh viêm niệu đạo và một số bệnh phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, đau bụng kinh, viêm cổ tử cung, bạn có thể liên hệ hoặc đến tại phòng khám đa khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp.



Bình Luận



PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI

Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website

phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.



Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]


Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Viêm niệu đạo do quan hệ tình dục quá nhiều
Viêm niệu đạo do quan hệ tình dục quá nhiều và không an toàn

Viêm niệu đạo là bệnh dễ mắc cả ở nữ giới và nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo như thói quen nhịn tiểu, vệ

ĐỌC TIẾP
Cảnh báo viêm niệu đạo nữ do thói quen xấu
Cảnh báo nguy cơ mắc viêm niệu đạo nữ do thói quen sau

Viêm niệu đạo nữ do rất nhiều nguyên nhân gây nên như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thói quen xấu của chị em hàng ngày cũng là yếu tố

ĐỌC TIẾP
Tiểu buốt, tiểu ra máu là dấu hiệu viêm niệu đạo mãn tính
Tiểu buốt, tiểu ra máu có thể bạn đang mắc viêm niệu đạo mãn tính

Viêm niệu đạo mãn tính là bệnh nữ giới rất dễ mắc với các biểu hiện tiểu buốt, tiểu ra máu,… gây nhiều phiền toái đến đời sống và sức

ĐỌC TIẾP
Cách chữa viêm niệu đạo hiệu quả
Cách chữa viêm niệu đạo hiệu quả thường được áp dụng

Cách chữa viêm niệu đạo hiệu quả nào đang được áp dụng? là mối quan tâm hàng đầu của mọi bệnh nhân bị viêm niệu đạo dù là nam hay

ĐỌC TIẾP

THÔNG TIN LIÊN HỆ

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ phòng khám

497 Quang Trung – Hà Đông – HN

Hotline tư vấn

0986.998.497