Đau bụng kinh có nên uống thuốc không?
Ngày đèn đỏ ghé thăm mỗi tháng khiến nhiều chị em bị đau bụng kinh dữ dội. Những cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới, chị em không thể chịu được bắt buộc phải uống thuốc giảm đau. Vậy đau bụng kinh có nên uống thuốc không? Cụ thể ra sao, mời chị em theo dõi những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng trong kỳ kinh?
Hiện tượng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là biểu hiện nữ bị đau ở vùng bụng dưới mỗi khi đến kỳ kinh. Tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà những cơn đau bụng nặng nhẹ khác nhau. Ngoài đau bụng là triệu chứng chính thì nữ còn gặp thêm các triệu chứng khác. Đó là: đau lưng, mệt mỏi, toát mồ hôi lạnh, tụt huyết áp… Nhiều chị em bị đau bụng dữ dội, không thể sinh hoạt bình thường ngày hành kinh. Do đó mà hiện tượng đau bụng đã trở thành nỗi ám ảnh lớn hàng tháng của nhiều chị em.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh?
- Sự co thắt quá mạnh của cơ trong tử cung để đẩy máu kinh đi ra ngoài.
- Nội tiết tố thay đổi: Gia tăng bất thường progesterone và prostaglandin trong máu tác động đến tử cung.
- Phụ nữ có cổ tử cung hẹp khiến máu kinh khó đi ra ngoài.
- Do dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung ngả sau. Hoặc ngả trước gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học những ngày hành kinh. Ăn nhiều đồ cay nóng, đồ lạnh, bụng không được giữ ấm…
- Đau bụng kinh có thể do một số bệnh phụ khoa gây ra. Như bệnh: viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
- Do vận động quá mạnh trong ngày hành kinh. Hoặc do tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai…
Đau bụng kinh có nên uống thuốc không?
Khi bị đau bụng khi có kinh có nên uống thuốc giảm đau không?
Thực chất hiện tượng đau mỗi khi đến tháng với mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Người đau nhẹ và chỉ đau trong ngày đầu kỳ kinh. Chị em đều có thể chịu đựng được và không cần dùng thuốc. Nhưng với những chị em phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Thậm chí là bụng đau quằn quại. Nữ không thể học tập và làm việc bình thường trong ngày kinh nguyệt. Lúc này họ bất đắc dĩ phải uống thuốc giảm đau bụng kinh.
Sở dĩ gọi là phương pháp bất đắc dĩ vì khi sử dụng nhiều thuốc giảm đau chắc chắn có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, thuốc chỉ có tác dụng tức thời. Nếu bị đau bụng dữ dội trong thời gian dài. Các cơn đau quằn quại dai dẳng. Nữ nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé.
Đau bụng kinh nhẹ là biểu hiện bình thường, không nên uống thuốc
Loại thuốc uống khi bị đau bụng kinh là các loại thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau bụng khi có kinh có tác dụng giảm nhanh cơn đau co thắt ở tử cung. Nữ sẽ không còn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, nếu phụ nữ sử dụng thuốc giảm đau trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra hàng loạt tác dụng phụ. Điển hình là tình trạng chị em sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Nếu ngưng dùng, phụ nữ sẽ tiếp tục bị đau đớn mỗi khi hành kinh.
Vì thế mà câu hỏi đau bụng kinh có nên uống thuốc hay không cần phụ thuộc vào tình trạng đau của mỗi người. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa thì chị em không nên quá lệ thuộc vào thuốc giảm đau. Bởi nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em.
Đối với những chị em bị đau bụng nhẹ, chỉ diễn ra trong ngày đầu kinh nguyệt. Trường hợp này chị em cố gắng tự mình khắc phục là cách tốt nhất. Có thể áp dụng các biện pháp làm giảm đau như chườm nóng, uống nước ấm, massage bụng nhẹ nhàng. Nên áp dụng ăn những thực phẩm giúp làm giảm đau bụng trước và trong kỳ kinh…
Đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày, có thể sử dụng thuốc, nhưng nên hạn chế
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng dữ dội
Đặc biệt là với nữ độ tuổi dậy thì, độ tuổi sinh sản việc sử dụng thuốc giảm đau trong mỗi kỳ kinh. Sức khỏe nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác dụng phụ của thuốc lên các cơ quan khác. Nghiêm trọng hơn, nó còn khiến nữ đứng trước nguy cơ vô sinh khá cao. Bởi thuốc giảm đau nhiều sẽ bào mòn tử cung. Thêm vào đó là, mọi người đều mua thuốc giảm đau ở nhà thuốc mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc giảm đau không đúng liều lượng sẽ rất dễ khiến phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ. Nữ giới cần biết để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc nhé.
Đối với những chị em bị đau bụng kinh dữ dội. Mặc dù đã áp dụng những biện pháp cải thiện nhưng hoàn toàn không cải thiện được những cơn đau dữ dội. Nữ cần sớm tiến hành thăm khám để biết được nguyên nhân thực sự gây ra cơn đau và có hướng điều trị thích hợp nhất. Lúc này chị em có thể hỏi ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Tuyệt đối không tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau bụng kinh về nhà uống. Việc làm này có thể để lại hậu quả khôn lường tới sức khỏe sinh sản sau này
Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng trong kỳ kinh
Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)
Nsaid là thuốc giảm đau bụng trong kỳ kinh của nữ
Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm đầu tiên trong điều trị đau bụng những ngày đèn đỏ mà không cần phải có đơn kê của bác sĩ. Thuốc có tác dụng làm giảm prostaglandin gây ra cơn đau. Hiện nay các thuốc phổ biến được sử dụng là ibuprofen, diclofenac, naproxen, acid mefenamic.
Nữ bắt đầu uống thuốc từ 1-2 ngày trước khi hành kinh hoặc khi bắt đầu đau và kéo dài 2-3 ngày. Các thuốc này nên uống trong hoặc sau bữa ăn để giảm thiểu kích ứng đường tiêu hoá. Nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc Paracetamol & Caffeine
Các loại thuốc này có tác dụng là thuốc giảm đau nhẹ. Những thuốc này là lựa chọn hiệu quả khi bệnh nhân không thể sử dụng thuốc NSAIDs đã nêu ở trên do những tác dụng phụ trên dạ dày. Tuy nhiên, Paracetamol cũng có tác dụng đối với những người hay buồn nôn, nôn do không gây kích ứng dạ dày. Nhưng khi phối hợp chung với Cafein sẽ làm tăng hiệu quả giảm đau của thuốc. Liều dùng tối đa của Paracetamol là 4g/ngày.
Thuốc chống co thắt
Loại thuốc có thể sử dụng khi bị đau bụng kinh là Hyoscine, Alverin. Loại thuốc này có tác dụng chống co thắt, giảm những cơn quặn thắt của những cơn đau bụng khi có kinh. Khi dùng thuốc này có thể gây táo bón, giảm tầm nhìn do tác dụng kháng cholinergic. Do vậy, nó chống chỉ định cho phụ nữ có glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng các thuốc có tính kháng cholinergic khác. Còn thuốc Alverin chống chỉ định cho người có huyết áp thấp.
Thuốc ngừa thai
Giảm đau bụng ngày đèn đỏ bằng thuốc tránh thai
Nhiều trường hợp đau bụng trong ngày hành kinh có thể cải thiện những cơn đau bằng cách sử dụng thuốc ngừa thai. Đây là liệu pháp điều trị bằng hormon có thể làm giảm đau bụng kinh tới 90%. Thuốc ngừa thai giữ cho hormone cơ thể ở trạng thái ổn định. Vì thế mà ít mô được phát triển trong niêm mạc tử cung nên không kích hoạt sản xuất prostaglandin. Do vậy mà kỳ kinh đến sẽ không xuất hiện cơn đau bụng kinh.
Những tác dụng phụ của thuốc là: thay đổi tâm trạng, đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tăng cân do giữ nước. Đặc biệt, thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (sau sinh 6 tuần – 6 tháng).
Lưu ý khi dùng thuốc
Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu phụ nữ bị đau bụng trong ngày “đèn đỏ” không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Bạn chỉ nên sử dụng khi không thể chịu nổi cơn đau. Bên cạnh đó, để tránh tác dụng phụ do thuốc giảm đau gây ra, phụ nữ cần chú ý một số vấn đề sau.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
- Chỉ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Nữ mắc các bệnh suyễn, dạ dày, thận, gan,… không dùng thuốc ibuprofen, aspirin.
- Trẻ em dưới 16 tuổi không được dùng aspirin.
- Không sử dụng thuốc tránh thai để giảm nhanh cơn đau bởi loại thuốc này có thể gây vô sinh, mắc bệnh tim mạch, huyết áp,…
Những tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng ngày đèn đỏ?
Dùng nhiều thuốc giảm đau trong kỳ kinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nữ
Trong những ngày đèn đỏ, khi nữ giới phải chịu những cơn đau bụng trong ngày ấy quá dữ dội và kéo dài. Chị em sẽ cần đến thuốc giảm đau là cách duy nhất để hạn chế các cơn đau.
Có thể khẳng định sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh vừa có lợi vừa có hại. Công dụng chính là giúp nữ đỡ mệt mỏi và đau đớn trong những ngày hành kinh. Thuốc giảm đau cũng có những mặt hại mà chị em nên biết trước khi sử dụng. Cụ thể là:
Phụ thuộc vào thuốc
Nữ bị lệ thuộc vào thuốc giảm đau nếu sử dụng liên tục thuốc đau bụng kinh trong kỳ kinh. Tất cả các kỳ kinh bị đau bụng, nữ đều phải dùng thuốc. Nếu không dùng thuốc sẽ không có cách nào có thể làm giảm đau hiệu quả.
Tổn thương gan, thận
Các bộ phận gan, thận bị ảnh hưởng do trong thành phần của thuốc giảm đau thường chứa paracetamol. Chất này gây tổn thương gan khi liều lượng sử dụng quá nhiều và thường xuyên.
Gây viêm loét dạ dày
Thuốc giảm đau chứa một số thành phần có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày.
Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Theo báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ) thì uống thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt thường xuyên sẽ làm lớp nội mạc tử cung mỏng dần. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới sau này.
Nguy hiểm hơn, sử dụng thuốc giảm đau khi đau bụng kinh thì các dấu hiệu của những bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục sẽ bị che lấp. Lý do là một số căn bệnh phụ khoa cũng có biểu hiện đau bụng kinh dữ dội. Do đó, nếu bệnh không được phát hiện sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.
Cách cách giảm đau bụng kinh hiệu quả không cần uống thuốc
Trong thực tế, có nhiều cách giảm đau bụng khi có kinh nguyệt được biết đến ngoài thuốc giảm đau bụng kinh. Chỉ là chị em chưa chịu tìm hiểu sâu. Vì thế, để giúp chị em nhanh chóng khắc phục hiện tượng đau bụng kinh phiền toái này. Nữ nên tham khảo những phương pháp dưới đây nhé.
Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên
Nên sử dụng thảo dược từ thiên nhiên: Khi bị đau bụng mỗi khi đến ngày đèn đỏ, chị em có thể tận dụng những thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng trong việc giảm đau bụng. Đó là: ngải cứu, gừng, đậu đen, nghệ đen,… Các loại thảo dược này không thể có tác dụng hiệu quả ngay như thuốc giảm đau nhưng lại an toàn cho người sử dụng. Nên chị em cần kiên trì dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.
Sử dụng các phương pháp chườm nóng, massage bụng
Chườm nóng là một trong những phương pháp hữu hiệu giảm đau bụng khi có kinh
Các cơn đau bụng trong kỳ kinh có thể giảm nhờ vào hành động chườm túi nóng, massage vùng bụng dưới. Ngay sau đó, chị em có thể cảm nhận trực tiếp sự dễ chịu hơn.
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng
Trong thời kỳ đèn đỏ cơ thể sẽ uể oải và mệt mỏi chính vì vậy cần bổ sung nhiều thực phẩm để bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó cần hạn chế những đồ ăn lạnh, đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ vì có thể gây nên các tình trạng như là bế kinh, rong kinh,…
Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái
Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể nữ mệt mỏi, căng thẳng sẽ dẫn đến kỳ kinh bị ảnh hưởng. Có thể bị đau bụng kinh hay chậm kinh, tắc kinh. Từ nguyên nhân này, nữ giới cần lưu ý phải luôn giữ được tâm lý vui vẻ, thoải mái. Nhất là khi đến gần kỳ kinh và trong kỳ kinh. Thêm nữa là, nữ cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi giải trí. Những cách này có thể giúp cải thiện đau bụng kinh, và rất tốt cho sức khỏe.
Vệ sinh vùng kín đúng cách trong kỳ kinh
Nên vệ sinh bằng nước muối pha loãng và dung dịch vệ sinh phù hợp với môi trường âm đạo. Thêm vào đó, chị em cần thay băng vệ sinh tường xuyên 4h/ lần, không mặc đồ bó sát, tránh mặc đồ lót ẩm ướt.
Khám phụ khoa khi có biểu hiện đau bụng kinh dữ dội
Bên cạnh đó, các chị em cần hết sức lưu ý trong những ngày bị kinh nguyệt. Nếu có những dấu hiệu bất thường: đau bụng dữ dội, kéo dài nhiều ngày liền, kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường,… thì đó có thể là cảnh báo của việc rối loạn kinh nguyệt hoặc tiềm ẩn căn bệnh phụ khoa nào đó. Vì thế mà trong trường hợp này chị em nên đi thăm khám phụ khoa để phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm nhé.
Tổng kết
Đau bụng kinh có nên uống thuốc không? Đến đây chị em đã có câu trả lời thỏa đáng. Việc uống thuốc giảm đau cần phải có sự chỉ định của bác sĩ phụ khoa, chị em nên ghi nhớ nhé.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Bình Luận