Bệnh rận mu – Những điều có thể bạn chưa biết
Bệnh rận mu là gì?
- Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, cháy cua, rận bẹn. Bệnh rận mu do loài rận có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra. Chúng là loài rận có 6 chân, có khớp ở chân, thuộc nhóm côn trùng hút máu không có cánh.
- Rận mu được biết là loài ký sinh duy nhất chỉ có ở người. Bệnh tiếp xúc với da do rận mu ký sinh trên lông mu, lông trên cơ thể, quanh hậu môn. Chúng hút máu và gây ngứa. Bệnh thường lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục và thường phổ biến hơn ở phụ nữ.
Nguyên nhân gây bệnh rận mu
- Bệnh rận mu là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân hoặc bạn tình có tiền sử quan hệ tình dục không sạch sẽ.
- Tác nhân gây bệnh rận mu là một loại rận ký sinh bên trên da. Rận mu có kích thước nhỏ, hình con rùa. Chúng dùng các móng vuốt lớn nắm chặt lấy chân lông, tóc và lấy máu người làm chất dinh dưỡng. Trước khi hút máu, rận mu có màu trắng xám. Sau khi hút máu chúng biến thành màu gỉ sắt.
- Nhiệt độ cơ thể của vật chủ thích hợp cho sự phát triển của rận mu. Trong điều kiện tự nhiên, tuổi thọ trung bình của rận cái là 35 ngày. Ấu trùng rận mu và rận mu trưởng thành đều dựa vào việc hút máu người để sống. Trung bình chúng hút máu 4 đến 5 lần một ngày.
- Rận mu nói chung không rời khỏi lông mu. Chỉ khi vật chủ có hành vi quan hệ tình dục, chúng mới rời khỏi vật chủ ban đầu. Và tiếp tục lây nhiễm vật chủ mới.
- Bệnh rận mu cũng giống như các bệnh chấy rận khác. Nó có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm như sốt tái phát và sốt phát ban.
Biểu hiện bệnh rận mu
- Bệnh nhân hoặc bạn tình có tiền sử quan hệ tình dục không sạch sẽ. Họ bị nhiễm bệnh ở ngoài trước khi phát bệnh và bị bệnh. Vị trí nhiễm bệnh là vùng lông mu, quanh hậu môn, có thể vùng lông nách và vùng ngực.
- Người bệnh ngứa dữ dội ở vùng xương mu, xung quanh hậu môn, bụng dưới, nách, lông mi… Tình trạng này nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Trứng rận cũng là một dấu hiệu của bệnh. Những quả trứng rất nhỏ và màu xám giống như những hạt giống.
- Những con rận nhỏ di chuyển chậm chậm trên lông mu. Một nửa số rận mu có thể xâm nhập vào da và một nửa bị lộ ra ngoài da.
- Tổn thương trên da do rận mu gây ra là những vết trầy xước, vảy máu, xuất huyết ở đùi trong, bụng dưới, thắt lưng. Do rận mu hút máu, nước bọt rận khi xâm nhập vào máu và làm cho máu bị biến tính. Sau khi giết chết rận mu, các đốm xanh này có thể tồn tại trong vài tháng.
- Đồ lót của bệnh nhân thường có một chút máu bẩn màu nâu. Do bị dính máu từ nơi hút máu của rận mu.
- Gãi quá nhiều có thể dẫn đến viêm nang lông, ghẻ chốc lở loét, nhiễm trùng do các u nhọt.
- Rận thường có màu xám nhạt nhưng chúng có thể chuyển sang tối màu hơn sau khi hút máu. Bạn có lẽ bị nhiễm rận nếu nhìn thấy có những con côn trùng nhỏ hình cua di chuyển ở lông mu.
Bệnh rận mu có nguy hiểm không?
- Rận mu là loài côn trùng nhỏ, chỉ hoạt động chủ yếu ở vùng da bên ngoài âm đạo. Rận mu hút máu người và đồng thời tiết dịch độc lên vùng da chỗ nó hút. Điều này tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh phải gãi và gây lên những tổn thương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm xâm lấn vào cơ thể.
- Việc ngứa ngáy vùng kín thường xuyên làm người bệnh giảm ham muốn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Điều trị bệnh rận mu như thế nào?
- Bạn có thể dùng khử trùng thân thể, quần áo, giường ngủ để ngăn chặn bệnh diễn tiến phức tạp. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ những sản phẩm an toàn để điều trị, đặc biệt nếu đang mang thai hoặc cho con bú.
- Ngay cả sau khi điều trị, một số ít trứng rận cứng đầu vẫn có thể còn bám trên lông. Bạn nên loại bỏ tất cả trứng còn sót lại bằng nhíp.
- Các biện pháp thông thường như: dùng dao cạo, tắm nước nóng không có hiệu quả để chữa rận mu. Rận có thể dễ dàng sống sót với xà phòng thông thường và nước.
- Nếu trong gia đình bạn có người bị rận mu thì hãy điều trị tất cả mọi người cùng lúc. Bạn cần khử trùng nhà cửa, dùng máy hút bụi, làm sạch nhà vệ sinh bằng dung dịch thuốc tẩy. Giặt tất cả khăn tắm, ga giường, quần áo trong nước nóng và sấy khô chúng bằng nhiệt độ cao.
- Bạn có thể cần thuốc mạnh nếu rận vẫn còn tồn tại sau khi dùng các liệu pháp trên. Nếu rận xuất hiện ở lông mi, bạn nên bôi dầu bôi trơn lông mi và mí mắt 3 lần/ngày. Bạn có thể bị ngứa một hoặc hai tuần. Vì cơ thể đã trải qua phản ứng dị ứng với vết cắn của rận.
Bác sĩ có thể kê những toa điều trị có tác dụng mạnh hơn, chẳng hạn như:
Malathion:
Ivermectin:
Lindane:
Bình Luận
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website
phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bệnh xã hội là gì? Các bệnh xã hội phổ biến hiện nay
Bệnh xã hội là cụm từ được nhiều người nhắc đến, nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác bệnh xã hội là gì? Theo các bác sĩ phòng khám
ĐỌC TIẾPChi phí đốt sùi mào gà bao nhiêu tiền?
Một trong những phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao hiện nay là đốt sùi mào gà. Bên
ĐỌC TIẾPCách chữa sùi mào gà bằng đông y
Dù cho Tây y ngày càng phát triển tiên tiến và hiện đại, mang lại nhiều đột phá trong y học. Nhưng các phương pháp Đông y cũng vẫn đang
ĐỌC TIẾPCách xử trí khi bị nhiễm virus HPV
Cơ thể con người bị nhiễm virus HPV khi có quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm HPV. Vậy cần làm
ĐỌC TIẾP