Thứ 2 - CN: 08h00 - 20h00 - Hotline: 0986.998.497

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
Được Sở Y Tế cấp phép Cơ sở uy tín, chất lượng Bảo mật, an toàn
y-te-cap-phep
y-te-cap-phep
uy-tin-chat-luong
y-te-cap-phep

Đau lưng khi hành kinh có cần lo ngại không?

Rate this post

Đau lưng khi hành kinh là hiện tượng phổ biến của chị em. Thông thường trước và trong kỳ kinh, rất nhiều chị em cảm thấy đau mỏi ở vùng thắt lưng kèm theo đó là các dấu hiệu như đau bụng dưới, căng tức ngực, đau đầu, đau bụng kinh buồn nôn hay nôn, cơ thể mệt mỏi. Vậy đau lưng khi có kinh có đáng lo ngại không, nguyên nhân do đâu và có cách nào để trị đau lưng khi hành kinh.

Tại sao lại bị đau lưng khi hành kinh?

đau lưng khi hành kinh

Đau lưng khi có kinh là hiện tượng sinh lý bình thường

Đau lưng khi hành kinh không phải do nữ giới mắc các vấn đề về bệnh xương khớp. Các cơn đau lưng thường xảy ra trước kỳ kinh vài ngày hoặc trong 2-3 ngày đầu khi mới có kinh; kèm theo hiện tượng đau lưng là các dấu hiệu như đau đầu, mệt mỏi, tức ngực, tâm trạng dễ cáu gắt khiến chị em cảm thấy rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống.

Nguyên nhân đau bụng kinh và đau lưng khi hành kinh và các triệu chứng đi kèm là do sự thay đổi của hoormon prostaglandin, khiến tử cung co thắt mạnh hơn gây đau bụng kinh và ảnh hưởng dẫn đến đau lưng khi có kinh. Cơ chế này tồn tại khi phụ nữ vẫn còn khả năng sinh sản nhưng cũng có thể hết sau khi sinh con.

Đa số chị em bị đau âm ỉ, đau lưng nhẹ nhưng cũng có những trường hợp đau bụng kinh dữ dội không thể làm việc được. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hại cho cơ thể nên chị em không cần quá lo lắng.

Có hai nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi có kinh là :

Nguyên nhân chủ quan:

  • Do nữ giới sử dụng nhiều chất kích thích trước ngày kinh như: cafe, rượu bia
  • Chế độ ăn có nhiều muối
  • Hoạt động thể lực quá độ
  • Do không có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ

Nguyên nhân khách quan là do:

  • Trong những ngày kinh, các chị sẽ bị sung huyết ở khoang chậu nên dẫn đến đau mỏi ở vùng thắt lưng, bụng, cẳng chân hay đau tức ở phần dưới cơ thể, đau ngực, trướng bụng…
  • Do rối loạn hormone
  • Do sự thay đổi của chất Prostaglandin
  • Dư thừa prostaglandin gây dysmenorrheal, đau bụng khi có kinh, co thắt nặng.
  • Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu.

Có cách nào để giảm đau lưng khi hành kinh không?

đau lưng khi hành kinh

chữa đau lưng ngày đèn đỏ

Đi bộ: Phụ nữ nên chăm chỉ hoạt động thể chất các triệu chứng đau bụng kinh như đau lưng khi có kinh, đau bụng dưới, đau đầu,… sẽ thuyên giảm. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp lượng máu lưu thông tới lưng và vùng xương chậu vì thế mà các cơn đau thuyên giảm.

Ăn uống đủ dưỡng chất: Bạn gái nên ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ, không nên ăn vặt, ăn chế độ ít muối và hạn chế uống các loại nước giải khát vì có thể gây ra đầy hơi, khiến tình trạng đau lưng khi hành kinh trầm trọng hơn. Tăng cường bổ sung vitamin B và magie để phòng ngừa chuột rút và đau lưng khi có kinh. Nếu có kinh bị đau lưng nặng thì bạn nên hỏi bác sĩ xem nên bổ sung loại vi chất nào.

Tăng cường uống nước: Mất máu trong kỳ kinh cũng dẫn tới mất nước, vì thế bạn nên uống đầy đủ nước để cơn đau không nặng thêm. Trong ngày đèn đỏ bạn nên uống nước ấm, tránh uống nước đá lạnh.

Chườm khăn nóng hay tắm nước ấm: Đây là cách chữa đau lưng ngày “đèn đỏ” hiệu quả. Để thực hiện bạn có thể lấy một chai nước nóng và bọc nó trong một miếng vải mỏng sau đó tựa lưng vào chai nước được gắn ở ghế hoặc ở giường. Khi tắm bạn nên tắm bằng nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn. Cách này giúp làm giảm đau lưng đau bụng kinh và chuột rút. Một cách khác là bạn chườm bằng khăn hay gạc ấm.

Massage bụng: Massage vùng lưng và vùng bụng một cách nhẹ nhàng, khi massage bụng bạn có thể sử dụng tinh dầu ấm, hay dùng thuốc mỡ giảm đau.

Kiêng rượu bia và chất kích thích như caffeine: Vào ngày đèn đỏ bạn không nên uống cà phê hay ăn socola vì điều này không tốt cho cơ thể. Những thực phẩm này có thể gây chuột rút và đau lưng, gây đầy hơi và đau lưng, khiến cơn đau lưng khi hành kinh nặng hơn. Vì thế bạn nên kiêng các thực phẩm này trong kỳ kinh.

Có chế độ nghỉ ngơi: Để giảm đau lưng khi hành kinh bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, nằm trong tư thế thoải mái, không nên nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm, nên nằm nghỉ tựa lưng vào gối để giảm đau, bạn không nên làm việc nặng quá sức.

Tập các bài tập duỗi thẳng và bài tập yoga: Tập nhẹ các động tác duỗi tay chân và bài tập cơ sàn chậu bạn nên thực hiện hàng ngày để tăng cường cơ sàn khung chậu và các cơ lưng. Tập yoga giúp cải thiện cơn đau lưng khi có kinh. Yoga có tác dụng tăng cường các khớp gối và các cơ khác nhau của những bộ phận trong cơ thể, tăng lưu thông máu và sự linh hoạt của cơ bắp. Đây là cách chữa đau bụng kinh và đau lưng khi hành kinh hiệu quả.

Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ trong những ngày này.

Vì sao không nên đấm lưng nếu bị đau lưng khi hành kinh?

Nhiều chị em có thói quen đấm lưng khi có hiện tượng đau lưng khi có kinh vì cho rằng làm như vậy sẽ giảm đau mỏi lưng và thắt lưng nhưng thực sự đây là hành động gây hại cho sức khỏe. Hành động này có thể khiến cột sống và khung xương chậu lỏng lẻo, máu chảy nhiều kỳ kinh kéo dài hơn. Thời kỳ kinh nguyệt cũng là thời kỳ sức đề kháng giảm sút, sự bong tróc lớp nội mạc tử cung sinh lý sẽ chuyển thành bệnh lý nếu chị em đấm lưng quá mạnh gây ra các bệnh phụ khoa.

Các triệu chứng đau lưng sẽ hết sau vài ngày nên chị em không cần quá lo lắng và không nên lấy tay đấm lưng và thắt lưng vì có thể làm khoang chậu sung huyết nặng máu chảy nhiều hơn, ra nhiều liên tục và thời gian hành kinh kéo dài.

Để biết thêm về đau lưng khi hành kinh và một số bệnh phụ khoa khác bạn có thể liên hệ tới số hoặc đến tại phòng khám phụ khoa Đông Phương tại 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ tết.



Bình Luận



PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ: 497 QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG HÀ NỘI

Mọi thắc mắc xin liện hệ số điện thoại: 0986.998.497 hoặc cổng chát trực tuyến tại website

phukhoa497.com của Phòng Khám phụ khoa Đông Phương.



Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. [Click]


Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa đông phương . nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị ngứa vùng kín nữ phải làm sao?
Bị ngứa vùng kín nữ phải làm sao?

Một số trường hợp khi bị ngứa vùng kín nữ là do không chú ý vệ sinh. Ngoài ra một số trường hợp khác là do nhiễm vi khuẩn. Bất

ĐỌC TIẾP
Cách trị bệnh đau bụng kinh bằng bài tập yoga tư thế rắn hổ mang
Cách trị bệnh đau bụng kinh bằng bài tập yoga hiệu quả

Tập yoga là bài tập vô cùng có lợi cho sức khỏe giúp chị em có cơ thể dẻo dai, linh hoạt, săn chắc, thon gọn, giảm các bệnh về

ĐỌC TIẾP
Điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược với cây ích mẫu
Điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược hiệu quả

Bạn thấy đau bụng quằn quại mỗi khi “đến tháng”, các cơ nhức mỏi, bụng dưới căng tức, đôi lúc ói mửa những ngày “đèn đỏ” là triệu chứng đau

ĐỌC TIẾP
Cách chữa đau bụng kinh nguyệt tại nhà bằng bài tập yoga
Cách chữa đau bụng kinh nguyệt tại nhà cực nhanh cho bạn gái

Đau bụng kinh khiến bạn gái vô cùng khó chị. Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa Đông Phương mách các bạn gái cách chữa đau bụng kinh

ĐỌC TIẾP

THÔNG TIN LIÊN HỆ

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ phòng khám

497 Quang Trung – Hà Đông – HN

Hotline tư vấn

0986.998.497